Xigduo XR 10mg/1000mg là sản phẩm gì?
Thành phần của Xigduo XR 10mg/1000mg
Dạng bào chế
Công dụng - Chỉ định của Xigduo XR 10mg/1000mg
Thuốc được chỉ định như là liệu pháp bổ sung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện kiểm soát đường huyết ở người trưởng thành bị đái tháo đường tuýp 2 khi thích hợp điều trị với cả dapagliflozin và metformin:
Ở bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết với metformin đơn trị liệu ở liều dung nạp tối đa.
Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác, kể cả insulin ở bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết với metformin và các thuốc này).
Ở bệnh nhân đã được điều trị phối hợp dapagliflozin và metformin dưới dạng viên riêng lẻ.
Giới hạn sử dụng: Không khuyến cáo dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường ở tuýp 1 hoặc toan ceton trên nền đái tháo đường.
Cách dùng - Liều dùng Xigduo XR 10mg/1000mg
Cách dùng:
Liều dùng:
Liều thường dùng:
Uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, cùng với bữa ăn, điều chỉnh tăng liều từ từ để giảm thiểu tác dụng ngoại ý của metformin trên dạ dày-ruột.
Có thể điều chỉnh liều dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp nhưng không được quá liều tối đa hàng ngày là 10mg dapagliflozin và 2000mg metformin HCl. Bệnh nhân đang uống liều buổi tối viên phóng thích kéo dài metformin XR nên bỏ qua liều cuối cùng trước khi bắt đầu sử dụng Xigduo XR.
Bệnh nhân suy thận: Cần đánh giá chức năng thận trước khi dùng thuốc và kiểm tra dịnh kỳ sau đó. Không dùng thuốc cho bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính dưới 60ml/phút/1,73m2. Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có suy thận nhẹ.
Bệnh nhân cần chụp chẩn đoán hình ảnh có dùng thuốc cản quang iod: Ngừng dùng thuốc vào thời điểm chụp cản quang hoặc trước khi chụp cản quang ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu hoặc suy tim; hoặc ở bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang idod vào động mạch. Tái đánh giá eGFR sau 48 giờ kể từ khi chụp cản quang; sử dụng lại thuốc nếu chức năng thận ổn định.
Bệnh nhân suy gan: Không khuyến cáo dùng thuốc ở bệnh nhân suy gan.
Trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở bệnh nhân trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều theo tuổi tác. Nên thường xuyên đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân cao tuổi.
Chống chỉ định của Xigduo XR 10mg/1000mg
Lưu ý thận trọng khi sử dụng Xigduo XR 10mg/1000mg
Ở bệnh nhân đang bị giảm thể tích dịch cơ thể, nên được điều trị để cải thiện tình trạng này trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Nhiễm toan lactic: Đã có báo cáo có trường hợp nhiễm toan lactic do metformin.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm toan lactic, cần tiến hành các biện pháp y tế hỗ trợ thông thường tại bệnh viện, và ngừng dùng thuốc ngay lập tức.
Đối với các yếu tố nguy cơ được có thể xảy ra nhiễm toan lactic o metformin, khuyến cáo giảm liều yếu tố nguy cơ và kiểm soát tình trạng nhiễm toan lactic do metformin như sau:
Bệnh nhân suy thận: Đo độ lọc cầu thận ước tính trước khi khi dùng thuốc. Không dùng thuốc ở bệnh nhân có eGFR < 60ml/phút/1,73m2. Tiến hành đo độ lọc cầu thạn ước tính ít nhất 1 năm 1 lần, đối với bệnh nhân nguy cơ tiến triển suy thận thì nên đánh giá chức năng thận thường xuyên hơn.
Tương tác thuốc: Cần cân nhắc theo dõi tình trạng bệnh nhân thường xuyên hơn do sử dụng đồng thời thuốc với các thuốc khác như cation có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic do metformin.
Người cao tuổi (>65 tuổi): Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên bởi nguy cơ nhiễm toan lactic do metformin tăng theo độ tuổi.
Các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh có dùng thuốc cản quang: Ngừng dùng thuốc vào thời điểm chụp cản quang hoặc trước khi chụp cản quang ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu hoặc suy tim; hoặc ở bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang idod vào động mạch. Tái đánh giá eGFR sau 48 giờ kể từ khi chụp cản quang; sử dụng lại thuốc nếu chức năng thận ổn định.
Phẫu thuật và các quy trình khác: Nên ngừng tạm thời thuốc khi bệnh nhân đang giảm lượng thức ăn và chất lỏng đưa vào cơ thể.
Các tình trạng thiếu oxy: Ngừng dùng thuốc khi xảy ra các biến cố như bị suy tim sung huyết cấp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, và các tình trạng khác liên quan đến giảm oxy máu có liên quan đến nhiễm toan lactic.
Uống quá nhiều rượu: Cảnh báo bệnh nhân không được uống quá nhiều rượu khi dùng thuốc.
Suy gan: Tránh dùng thuốc ở bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng hay cận lâm sàng bị bệnh gan.
Hạ huyết áp: dapagliflozin gây giảm thể tích nội mạch. Có thể xảy ra hạ huyết áp triệu chứng sau khi bắt đầu dùng dapagliflozin. Nên đánh giá tình trạng thể tích dịch cơ thể và điều trị trước khi dùng thuốc. Theo dõi dấu hiệu và triệu chứng hạ huyết áp sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Nhiễm toan lactic: Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc cần xem xét các yếu tố tiền sử bệnh nhân mà có thể dự kiến dẫn đến nhiễm toan ceton. Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc cần theo dõi nhiễm toan ceton và tạm dừng thuốc trong các tình huông lâm sàng được biết đến là dự kiến nhiễm toan ceton.
Tổn thương thận cấp tính và suy giảm chức năng thận: Nên đánh giá chức năng thận trước khi dùng thuốc. Không dùng thuốc cho bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính dưới 60ml/phút/1,73m2.
Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm bể thận: Điều trị bằng thuốc ức cế SGLT2 làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ của Xigduo XR 10mg/1000mg
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trên da và phần phụ:
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Rất thường gặp: Hạ đường huyết (khi sử dụng chung với SU hay insulon).
Ít gặp: Giảm thể tích tuần hoàn, khát.
Hiếm gặp: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Rất hiếm gặp: Nhiễm toan lactic, thiếu hụt vitamin B12.
Rối loạn thần kinh:
Rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn gan mật:
Rối loạn da và mô dưới da:
Rối loạn cơ xương và mô liên kết:
Rối loạn tại thận và đường tiết niệu:
Thường gặp: Tiểu khó, tiểu nhiều.
Ít gặp: Tiểu đêm, suy thận.
Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú:
Cận lâm sàng:
Thường gặp: Tăng hematocrit, giảm độ thanh thải creatinin tại thận, rối loạn lipid máu.
Ít gặp: Tăng creatinin trong máu, tăng ure trong máu, giảm cân.
Tương tác thuốc Xigduo XR 10mg/1000mg
Dapagliflozin:
Thuốc ức chế kênh GSLT2 làm tăng bài tiết glucose qua nước tiểu và dẫn đến xét nghiệm dương tính glucose trong nước tiểu.
Không khuyến cáo kiểm soát đường huyết bằng xét nghiệm định lượng 1,5-AG trong khi dùng SGLT2 vì phương pháp này không đáng tin cậy trong đánh giá kiểm soát đường huyết ở người dùng thuốc ức chế SGLT2.
Thuốc ức chế enzym carbonic anhydrase (topiramat, zonisamid, acetazolamid hoặc dichlorphenamid): Sử dụng đồng thời với dapagliflozin và metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Thuốc làm giảm độ thanh thải của metformin: Sử dụng chung với kênh vận chuyển cation hữu cơ 2 (OCT2)/đa thuốc/ và thuốc ức chế độc tố như ranolazin, vandetanid, dolutegravir và cimetidin có thể làm tăng tiếp xúc toàn thân với metformin và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Chất cồn: Làm tăng tác dụng của metformin trên sự chuyển hóa lactat.
Sử dụng cùng với các thuốc khác: Metformin hydroclorid:
Khi dùng thuốc với các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, corticosteroid, phenothiazin, các thuốc điều trị tuyến giáp, estrogen, thuốc ngừa thai dạng uống, phenytoin, acid nicotinic, thuốc giao cảm, thuốc chẹn kênh calci và isoniazid cần theo dõi chặt chẽ việc mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân.
Xử trí khi quên liều
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Xử trí khi quá liều
Bảo quản
Hạn sử dụng
Quy cách đóng gói
Nhà sản xuất
Sản phẩm tương tự
Giá Xigduo XR 10mg/1000mg là bao nhiêu?
- Xigduo XR 10mg/1000mg hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua Xigduo XR 10mg/1000mg ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Xigduo XR 10mg/1000mg tại Trường Anh Pharm bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
- Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.