Pms-Citalopram 20mg - Thuốc điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả của Canada
Liên hệ
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)
Thông tin dược phẩm
Nhà sản xuất:
Hoạt chất:
Số đăng ký:
VN-16863-13
Xuất xứ:
Canada
Hạn sử dụng:
Sử dụng trước thời điểm hạn sử dụng trên bao bì.
Dạng bào chế:
Viên nén
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Hoạt chất:
Citalopram
Video
Pms-Citalopram 20mg là sản phẩm gì?
- Pms-Citalopram 20mg là thuốc dưới dạng viên nén, giúp chúng ta điều trị có hiệu quả bệnh trầm cảm trong giai đoạn đầu. Pms-Citalopram 20mg được sản xuất bởi Pharmascience Inc- Canada.
Thành phần của Pms-Citalopram 20mg
- Citalopram 20mg.
Dạng bào chế
- Viên nén.
Chỉ định của Pms-Citalopram 20mg
- Điều trị bệnh trầm cảm trong giai đoạn đầu cũng như điều trị duy trì chống tái phát.
- Điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông.
Chống chỉ định của Pms-Citalopram 20mg
- Quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
- Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOls).
- Một số trường hợp có các biểu hiện tương tự như hội chứng serotonin.
- Citalopram không nên dùng cho bệnh nhân đang điều trị với MAOls, kể cả selegillin, với liều hàng ngày vượt quá 10 mg/ngày.
- Citalopram không nên dùng trong vòng 14 sau khi ngừng MAOI không thuận nghịch hoặc trong thời gian quy định sau khi ngừng một MAOI thuận nghịch (RIMA) như tờ hướng dẫn sử dụng của RIMA.
- MAOIs không nên dùng trong vòng bảy ngày sau khi ngưng Citalopram.
- Citalopram bị chống chỉ định khi kết hợp với linezolid trừ khi có những phương tiện giám sát chặt chẽ và theo dõi huyết áp.
- Citalopram không nên dùng đồng thời với pimozide.
Liều dùng - Cách dùng
- Cách dùng:
- Citalopram được dùng một liều duy nhất mỗi ngày. Có thể uống tại bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không liên quan đến thức ăn.
- Liều dùng:
- Các giai đoạn trầm cảm nặng:
- Liều khuyến cáo là 20mg mỗi ngày. Nhìn chung, bệnh cải thiện sau một tuần, nhưng có thể chỉ cải thiện rõ từ tuần thứ hai sau khi điều trị.
- Như tất cả các thuốc chống trầm cảm nên xem xét và điều chỉnh liều, nếu cần, trong vòng từ 3 đến 4 tuần sau khi khởi đầu điều trị và sau khi đánh giá lâm sàng thích hợp. Nếu sau vài tuần điều trị với liều khuyến cáo mà đáp ứng không đủ, có thể tăng liều lên tối đa là 60mg một ngày, mỗi lần tăng 20mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Mặc dù có thể làm tăng các tác dụng không muốn ở liều cao hơn. Nên điều chỉnh liều cẩn thận đối với từng bệnh nhân, để duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả.
- Bệnh nhân bị trầm cảm nên được điều trị tối thiểu trong 6 tháng để đảm bảo cắt được các triệu chứng.
- Rối loạn hoảng sợ:
- Bệnh nhân nên được bắt đầu 10 mg/ngày và tăng dần mỗi 10mg theo đáp ứng của bệnh nhân đến liều khuyến cáo. Liều khuyến cáo là 20 – 30mg mỗi ngày. Nên khởi đầu liều thấp để giảm thiểu nguy cơ xấu đi của các triệu chứng hoảng sợ, chúng thường xảy ra sớm trong điều trị rối loạn này. Nếu sau vài tuần điều trị với liều khuyến cáo mà đáp ứng không đủ, có thể tăng liều lên tối đa là 60mg một ngày. Mặc dù có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn ở liều cao hơn. Nên điều chỉnh liều cẩn thận đối với từng bệnh nhân, để duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả.
- Bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ nên điều trị đủ thời gian để đảm bảo cắt được các triệu chứng. Giai đoạn này có thể là vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
- Bệnh nhân lớn tuổi (> 65 tuổi): Liều khuyến cáo mỗi ngày là 20mg. Tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, liều dùng có thể tăng lên đến tối đa là 40mg mỗi ngày.
- Trẻ em và thanh thiếu niên (< 18 tuổi): Citalopram không được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Suy chức năng gan: Liều dùng nên hạn chế ở mức dưới của giới hạn cho phép.
- Suy chức năng thận: Không cần chỉnh liều trong trường hợp suy thận nhẹ hoặc trung bình. Không có nghiên cứu trong những trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút).
- Các triệu chứng cai thuốc khi ngưng Citalopram:
- Tránh ngưng thuốc đột ngột. Khi ngưng điều trị với Citalopram, nên giảm liều dần dần, ít nhất trong 1 - 2 tuần để giảm nguy cơ các phản ứng. Nếu xảy ra các triệu chứng không dung nạp sau khi giảm liều hoặc khi ngừng điều trị có thể cân nhắc dùng lại liều trước đó. Sau đó, có thể tiếp tục giảm liều, nhưng với một tốc độ chậm hơn.
- Các giai đoạn trầm cảm nặng:
Lưu ý khi sử dụng
- Lo âu nghịch lý: Một số bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ có thể tăng các triệu chứng lo lắng khi bắt đầu điều trị với thuốc chống trầm cảm. Phản ứng nghịch lý này giảm xuống trong vòng hai tuần đầu điều trị. Dùng liều thấp khởi đầu để giảm tác dụng lo âu nghịch lý.
- Hạ natri máu: Hạ natri máu, có thể là do bài tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH), đã được báo cáo như là một phản ứng bất lợi hiếm gặp khi sử dụng các SSRIs và thường hồi phục khi ngưng điều trị. Bệnh nhân nữ cao tuổi dường như có nguy cơ đặc biệt cao.
- Chứng nằm ngồi không yên: Việc sử dụng SSRIs/SNRIs có liên quan với chứng nằm ngồi không yên, đặc trưng bởi khó chịu chủ quan hoặc lo lắng bồn chồn và cần di chuyển, thường kèm với không thể ngồi hoặc đứng yên. Những biểu hiện này có thể xảy ra trong vòng vai tuần đầu điều trị. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng, việc tăng liều có thể có hại.
- Hưng cảm: Ở những bệnh nhân bị bệnh hưng - trầm cảm, có thể thay đổi đến các giai đoạn hưng cảm. Nếu bệnh nhân vào một giai đoạn hưng cảm, nên ngưng Citalopram.
- Động kinh: Cơn động kinh là một nguy cơ tiềm tàng với các thuốc chống trầm cảm. Nên ngưng Citalopram trong bất kỳ bệnh nhân nào có cơn động kinh. Citalopram nên tránh ở những bệnh nhân động kinh không ổn định và những bệnh nhân động kinh đã kiểm soát nên theo dõi cẩn thận. Nên ngưng Citalopram nếu có sự gia tăng tần suất cơn co giật.
- Đái tháo đường: Ở những bệnh nhân đái tháo đường, điều trị với SSRI có thể thay đổi kiểm soát đường huyết. Liều Insulin và/hoặc thuốc hạ đường huyết đường uống có thể cần phải điều chỉnh.
- Tăng nhãn áp: Như các SSRI khác, Citalopram có thể gây giãn đồng tử và nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp hoặc có tiền sử tăng nhãn áp.
- Hội chứng Serotonin: Trong vài trường hợp hiếm, hội chứng serotonin đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng SSRIs. Sự kết hợp của các triệu chứng như kích động, run, co cơ và tăng thân nhiệt có thể xác định tình trạng này. Nên ngưng Citalopram ngay lập tức và điều trị triệu chứng.
- Các thuốc tiết serotonin: Citalopram không nên sử dụng đồng thời với các thuốc có tác dụng tiết serotonin như sumatriptan hoặc các triptans khác, tramadol, oxitriptan và tryptophan.
- Xuất huyết: Đã có các báo cáo về kéo dài thời gian xuất huyết và/hoặc xuất huyết bất thường như vết bầm xuất huyết, xuất huyết phụ khoa, xuất huyết tiêu hóa và các xuất huyết ở da hoặc niêm mạc khác với SSRI. Cần thận trọng ở những bệnh nhân dùng SSRI, đặc biệt khi sử dụng đồng thời các họat chất được biết là có ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu hoặc các hoạt chất khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, cũng như ở những bệnh nhân có tiền sử các rối loạn xuất huyết.
- ECT (liệu pháp điện co giật): Kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế khi sử dụng đồng thời SSRI và ECT, do đó nên thận trọng.
- Các thuốc ức chế chọn lọc MAO-A thuận nghịch: Sự kết hợp Citalopram với các chất ức chế MAO-A nói chung là không được khuyến cáo do nguy cơ khởi phát hội chứng serotonin.
- St. John's wort: Tác dụng không mong muốn có thể phổ biến hơn trong khi sử dụng đồng thời Citalopram và các chế phẩm thảo dược có chứa St. John's wort (Hypericum perforatum). Vì vậy không nên sử dụng đồng thời Citalopram và các chế phẩm St. John's wort.
- Các triệu chứng cai thuốc khi ngưng điều trị SSRI: Triệu chứng cai thuốc khi ngừng điều trị là phổ biến, đặc biệt nếu ngưng đột ngột. Trong một thử nghiệm lâm sàng phòng ngừa tái phát với Citalopram, các biến cố bất lợi sau khi ngưng điều trị tích cực đã được ghi nhận ở 40% bệnh nhân so với 20% ở những bệnh nhân tiếp tục Citalopram.
Tác dụng phụ của Pms-Citalopram 20mg
- Các tác dụng không mong muốn của Citalopram nói chung là nhẹ và thoáng qua. Chúng thường gặp nhất trong một hoặc hai tuần đầu điều trị và thường giảm sau đó.
- Rất phổ biến: Tăng tiết mồ hôi, khô môi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ngủ.
- Phổ biến: Giảm cảm giác ngon miệng, giảm cân, kích động, giảm ham muốn tình dục, lo âu, căng thẳng, trạng thái lú lẫn, bất thường cực khoái (nữ), những giấc mơ bất thường, run, dị cảm, chóng mặt, rối loạn trong sự chú ý, ù tai, ngáp, tiêu chảy, nôn, táo bón, ngứa, đau cơ, đau khớp, bất lực, rối loạn xuất tinh, xuất tinh thất bại, mệt mói.
- Không phổ biến: Tăng cảm giác ngon miệng, tăng cân, hung hăng, mất nhân cách, ảo giác, hưng cảm, ngất, giãn đồng tử (có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp góc hẹp cấp tỉnh), nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, mề đay, rụng tóc, phát ban, ban xuất huyết, nhạy cảm với ánh sáng, ứ nước tiểu, rong kinh, phù.
- Hiếm: Hạ natri máu, động kinh lớn, rối loạn vận động, rối loạn vị giác, xuất huyết, viêm gan, sốt.
- Không rõ: Giảm tiểu cầu, quá mẫn, phản ứng phản vệ, tiết ADH không thích hợp, hạ kali máu, hoảng sợ tấn công, nghiến răng, bồn chồn, ý định tự tử, hành vi tự tử, CÓ giật, hội chứng serotonin, rối loạn ngoại tháp, ngồi không yên, rối loạn vận động, rối loạn thị giác, QT kéo dài, hạ huyết áp tư thế, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa (bao gồm cả xuất huyết trực tràng), thử nghiệm chức năng gan bất thường, bầm xuất huyết, phù mạch, băng huyết (nữ), cương dương đau (nam), Galactorrhoea.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Thời kỳ mang thai:
- Một số lượng lớn các dữ liệu trên phụ nữ mang thai (hơn 2500 kết quả tiếp xúc) cho thấy không có dị tật thai/độc tính ở trẻ sơ sinh. Citalopram có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lâm sàng cần thiết, có tính đến những khía cạnh được đề cập dưới đây.
- Trẻ sơ sinh cần được quan sát nếu mẹ sử dụng Citalopram tiếp tục vào giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Nên tránh ngưng thuốc đột ngột khi mang thai.
- Các triệu chứng sau đây có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi mẹ sử dụng SSRI/SNRI trong những giai đoạn cuối của thai kỳ: suy hô hấp, tím tái, ngưng thở, Co giật, nhiệt độ không ổn định, bú khó, nôn mửa, hạ đường huyết, tăng trương lực Cơ, giảm trương lực Cơ, tăng phản xạ, run, hốt hoảng, kích thích, thờ ơ, khóc liên tục, buồn ngủ và khó ngủ. Những triệu chứng này có thể là do các ảnh hưởng tiết serotonin hoặc các triệu chứng ngưng thuốc. Trong đa số trường hợp, biến chứng bắt đầu ngay lập tức hoặc sớm (< 24 giờ) sau khi sinh.
- Dữ liệu dịch tễ học cho thấy việc sử dụng SSRI trong thai kỳ, đặc biệt ở cuối thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ tăng áp phổi liên tục ở trẻ sơ sinh (PPHN). Nguy Cơ ghi nhận khoảng 5 trường hợp trên 1000 thai. Trong dân số nói chung từ 1 đến 2 trường hợp PPHN trên 1000 thai.
- Thời kỳ cho con bú:
- Citalopram được bài tiết vào sữa mẹ. Người ta ước tính rằng các trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ nhận được khoảng 5% liều hàng ngày của mẹ liên quan đến trọng lượng (mg/kg). Không có hoặc chỉ có các biến cố nhỏ được ghi nhận ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện có không đủ để đánh giá về nguy cơ cho trẻ.
- Khuyến cáo nên thận trọng. Nếu điều trị với Citalopram được xem là cần thiết, nên cân nhắc ngưng cho con bú.
Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
- Citalopram có ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa phải đến khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc,
- Bệnh nhân sử dụng thuốc hướng tâm thần có thể giảm sự chú ý và tập trung do bệnh, và các thuốc hướng tâm thần có thể làm giảm khả năng phán đoán và phản ứng với các trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân nên được thông báo về những ảnh hưởng này và cảnh báo rằng khả năng điều khiển tàu xe hay vận hành máy móc có thể bị ảnh hưởng.
Tương tác
- Các tương tác dược lực học:
- Ở mức độ dược động học các trường hợp hội chứng serotonin với Citalopram và moclobemide và buspirone đã được báo cáo.
- Các kết hợp chống chỉ định:
- Ức chế MAO
- Pimozid
- Các kết hợp cần thận trọng:
- Selegillin (chất ức chế chọn lọc MAO-B)
- Các thuốc tiết serotonin
- Lithium và tryptophan
- St John’s wort
- Xuất huyết
- ECT (Liệu pháp điện co giật)
- Rượu
- Các thuốc gây QT kéo dài hoặc hạ kali máu / hạ magie máu
- Desipramin, imipramin
- Các thuốc an thần.
Xử trí khi quá liều
- Triệu chứng:
- Co giật, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, QT kéo dài, hôn mê, nôn mửa, run, hạ huyết áp, ngừng tim, buồn nôn, hội chứng serotonin, kích động, nhịp tim chậm, chóng mặt, block nhánh bó, QRS kéo dài, tăng huyết áp, giãn đồng tử, xoắn đỉnh de pointes, sững sờ, tiết mồ hôi, tím tái, tăng thông khí, sốt cao, và rối loạn nhịp nhĩ và thất.
- Thay đổi trên ECG bao gồm cả nhịp nút, có thể khoảng QT kéo dài và phức hợp QRS rộng. Tử vong được báo cáo.
- Nhịp tim chậm kéo dài với hạ huyết áp nặng và ngất cũng đã được báo cáo.
- Hiếm khi, các biểu hiện của “Hội chứng serotonin” có thể xảy ra trong nhiễm độc nặng, bao gồm thay đổi trạng thái tâm thần, thần kinh cơ hoạt động thái quá và mất ổn định tự động. Có thể có sốt cao và tăng nồng độ creatine kinase huyết thanh. Hủy Cơ vận hiếm gặp.
- Điều trị:
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Citalopram.
- Điều trị triệu chứng và hỗ trợ và bao gồm duy trì thông khí tốt, theo dõi điện tâm đồ và các dấu hiệu sinh tồn cho đến khi ổn định.
- Cân nhắc dùng than hoạt tính ở người lớn và trẻ em đã uống hơn 5 mg/kg trọng lượng cơ thể trong vòng 1 giờ. Dùng than hoạt tính 2 giờ sau khi uống Citalopram đã được chứng minh là làm giảm hấp thu 50%.
- Nhuận tràng thẩm thấu (như natri sulfat) và rửa dạ dày nên được cân nhắc.
Quy cách đóng gói
- Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Bảo quản
- Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Hạn sử dụng
- Sử dụng trước thời điểm hạn sử dụng trên bao bì.
Nhà sản xuất
- Pharmascience Inc- Canada.
Sản phẩm tương tự
Giá Pms-Citalopram 20mg là bao nhiêu?
- Pms-Citalopram 20mg hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua Pms-Citalopram 20mg ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Pms-Citalopram 20mg tại Trường Anh Pharm bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
- Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Câu hỏi thường gặp
Pms-Citalopram 20mg - Thuốc điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả của Canada hiện đã được phân phối tại Trường Anh Pharm với số lượng lớn, đủ để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Để mua hàng, bạn có thể chọn một trong những cách sau:
- C1: Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
- C2: Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- C3: Mua hàng qua số điện thoại hotline: 097.189.9466
- C4: Mua hàng qua Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên website nhathuoctruonganh.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trên trang là những cập nhật mới nhất được lấy từ kênh uy tín, tuy nhiên nó không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Thêm nữa, tùy vào cơ địa của từng người mà các sản phẩm Dược phẩm sẽ xảy ra tương tác khác nhau, vì vậy không thể đảm bảo nội dung có đầy đủ tương tác có thể xảy ra. Nhà thuốc Trường Anh sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm mà không có chỉ định sử dụng của bác sĩ.
Sản phẩm liên quan
60,000 đ
300,000 đ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này