Thuốc chống trầm cảm

         Trầm cảm là một bệnh tâm lý khá phổ biến hiện nay ở nhiều người gây cảm giác buồn bã và chán nản, tâm trạng bị rối loạn, cảm xúc tiêu cực. Nhằm giúp cải thiện kích thích cảm xúc ngăn ngừa bệnh tiến triển thuốc chống trầm cảm được sử dụng và điều trị rộng rãi hiện nay, tuy nhiên cũng phải tùy thuốc vào mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh để có phác đồ điều trị bệnh và chọn lực thuốc sao cho hợp lý. 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh trầm cảm

  • Nguyên nhân của bệnh trầm cảm:

    • Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: yếu tố tự nhiên, môi trường sống, xã hội

    • Trầm cảm do căng thẳng: áp lực từ nhiều phí như công việc, gia đình, những điều xảy ra đột ngột sốc lớn.

    • Trầm cảm do bệnh lý hay chấn thương có tác động trực tiếp đến não bộ.

Dấu hiệu và nguyên nhân bệnh trầm cảm - Thuốc chống trầm cảm​​

Dấu hiệu và nguyên nhân bệnh trầm cảm - Thuốc chống trầm cảm

  • Triệu chứng bệnh trầm cảm:

    • Hứng thú và sở thích trước đây bị mất không có cảm giác, lúc nào cũng nặng nề, mệt mỏi không muốn làm việc, chậm chạp, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh…

    • Buồn bã, ủ rũ, rầu rĩ, tình trạng khí sắc giảm rất bền vũng do bệnh nhân buồn bã, bi quan, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống

    • Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc, thức dậy sớm hơn bình thường hoặc có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm, suy nhược cơ thể.

    • Ăn uống không ngon miệng, mất cảm giác, gầy sút cân, không muốn ăn, nhịn ăn. Một số ít có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.

    • Mệt mỏi, kém tập trung, hay than phiền, cảm giác vô dụng, tội lỗ

    • Ngoài ra còn một số các biểu hiện khác như cảm giác lo lắng, ám ảnh, hình thức bên ngoài ăn mặc lếch thếch, có ý định tự sát…

  • Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh là rất cần thiết cho việc điều trị sớm, giúp cải thiện sức khỏe và ổn định cuộc sống sinh hoạt.

Các loại thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc trầm cảm ức chế tái hấp thu: SSRI, SNRI và NDRI:

    • Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, các loại chất ức chế khác nhau có tác dụng trên các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau: 

      • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) với các hoạt chất như citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluvoxamine (Luvox), paroxetine (Paxil), Prozac và sertraline (Zoloft).

      • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI): duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor), desvenlafaxine ER (Khedezla), levomilnacipran (Fetzima) và desvenlafaxine (Pristiq).

      • Các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRI): bupropion (Wellbutrin)

    • Các tác dụng phụ thường thấy của nhóm thuốc này là mờ mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, táo bón, bí tiểu, huyết áp hạ, chức năng tình dục bị rối loạn.

Các loại thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc chữa trầm cảm Tetracyclics và SARIs

    • Tetracyclics bao gồm các hoạt chất asamoxapine (Asendin), maprotiline (Ludiomil) và mirtazapine (Remeron) giúp ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh liên kết với các thụ thể “cụ thể” trên các dây thần kinh.

    • Thuốc đối kháng serotonin và chất ức chế tái hấp thu (SARIs): giúp ngăn chặn tái hấp thu serotonin và ngăn chặn các serotonin được giải phóng liên kết với các thụ thể không mong muốn. 

    • Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này bao gồm chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, chức năng tình dục bị rối loạn, táo bón.

  • Nhóm thuốc Tricyclics và MAOIs thuốc thế hệ cũ được sử dụng đầu tiên để điều trị bệnh, thuốc có tác dụng hiệu quả nhưng tác dụng phụ gây ra thì nghiêm trong và rất nguy hiểm khi dùng quá liều.

    • Tricyclics bao gồm các hoạt chất amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin), imipramine (Tofranil) và nortriptyline (Pam Bachelor), ngăn chặn sự tái hấp thu serotonin và epinephrine trở lại các tế bào thần kinh sau khi các hóa chất này được giải phóng vào khớp thần kinh.

    • Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs):selegiline (Emsam), isocarboxazid (Marplan), phenelzine (Nardil) và tranylcypromine (Parnate).

  • Một số các thuốc chữa trầm cảm phổ biến hiện nay như:

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc trầm cảm chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.

  • Không được lạm dụng thuốc, không tự ngưng khi chứ có ý kiến bác sĩ, việc sự dụng quá liều sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và thậm chí là tử vong.

  • Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, khô miệng, buồn ngủ (vào ban ngày), bị kích động, căng thẳng, giảm chức năng tình dục thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.

  • Những bệnh nhân bị trầm cảm khi sử dụng thuốc nên có người nhà chăm sóc và để ý.

  • Trong vòng 3 tháng sử dụng thuốc cảm thấy các triệu chứng không thuyên giảm thì nên cân nhắc và gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt hơn.

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh không phải là cách duy nhất giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, bên cạnh đó người bệnh cần thay đổi lại chế độ sinh hoạt, ăn uống, thể dục thể thao lành mạnh.

Tham khảo một số bài khác:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ