Lefvox-250 - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2021-12-30 16:20:36

Thông tin dược phẩm

Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén.
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Hoạt chất:
Hoạt chất: Levofloxacin (tương đương Levofloxacin hemihydrat) 250mg.

Video

Lefvox-250 là sản phẩm gì?

  • Lefvox-250 có chứa thành phần  Levofloxacin giúp bạn điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm rất tốt. Thuốc Lefvox-250 được các y dược sĩ khuyên dùng. Lefvox-250 sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm mà chúng tôi xin cung cấp đến bạn và người dùng đang quan tâm.

Thành phần của Lefvox 250mg

  • Hoạt chất: Levofloxacin (tương đương Levofloxacin hemihydrat) 250mg.

  • Tá dược vừa đủ

Dạng bào chế

  • Viên nén.

Công dụng - Chỉ định của Lefvox 250

  • Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra ở người lớn như:

    • Viêm phổi mắc phải cộng đồng.

    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp (kể cả viêm thận - bể thận).

    • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính.

    • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

  • Thuốc được sử dụng như một điều trị thay thế cho các thuốc kháng sinh thông thường khác đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn sau đây:

    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp

    • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính

    • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn

Cách dùng – Liều dùng của Lefvox 250mg

  • Cách dùng:

    • Thuốc sử dụng bằng đường uống. Nuốt trọn viên thuốc với một ly nước. Có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào giữa các bữa ăn.

  • Liều dùng:

    • Thuốc được dùng một hoặc hai lần mỗi ngày. Liều dùng tùy thuộc vào loại và độ nặng của nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh giả định.

      • Liều dùng ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinin > 50ml/phút):

        • Viêm phổi mắc phải cộng đồng: Liều dùng 500mg một hoặc hai lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 7 - 14 ngày.

        • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm thận - bể thận: Liều dùng 250mg một lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 7 - 10 ngày.

        • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính: Sử dụng 500mg một lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 28 ngày.

        • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Liều dùng 250mg một lần mỗi ngày hoặc 500mg một hoặc hai lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 7 - 14 ngày.

        • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: Liều dùng 250mg một lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 3 ngày.

        • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: Liều dùng 250mg đến 500mg một lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 7 - 10 ngày.

        • Viêm xoang cấp: Liều dùng 500mg một lần mỗi ngày, thời gian điều trị là 10 - 14 ngày.

        • Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần xem xét tăng liều bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.

      • Bệnh nhân suy thận: vì Levofloxacin chủ yếu được bài tiết trong nước tiểu, nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận:

        • Đối với bệnh nhân sử dụng liều dùng 250mg/24 giờ:

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 50-20ml/phút: Liều khởi đầu là 250mg, liều kế tiếp là 125mg/24 giờ.

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 19-10ml/phút: Liều khởi đầu là 250mg, liều kế tiếp là 125mg/48 giờ.

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <10ml/phút (kể cả lọc máu và thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động): Liều khởi đầu là 250mg, liều kế tiếp là 125mg/48 giờ.

        • Đối với bệnh nhân sử dụng liều dùng 500mg/24 giờ:

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 50-20ml/phút: Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 250mg/24 giờ.

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 19-10ml/phút: Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 125mg/24 giờ.

          • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <10ml/phút (kể cả lọc máu và thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động): Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 125mg/24 giờ.

      • Đối với bệnh nhân sử dụng liều dùng 500mg/12 giờ:

        • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 50-20ml/phút: Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 250mg/12 giờ.

        • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin là 19-10ml/phút: Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 125mg/12 giờ.

        • Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <10ml/phút (kể cả lọc máu và thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động): Liều khởi đầu là 500mg, liều kế tiếp là 125mg/24 giờ.

Chống chỉ định của Lefvox 250mg

  • Không dùng Levofloxacin và báo cho bác sĩ biết nếu:

    • Bạn có dị ứng với Levofloxacin, hoặc với bất kỳ kháng sinh quinolon nào khác như là Moxifloxacin, Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào khác của Tavanic (xem mục Thành phần trên đây).

    • Bạn mắc bệnh động kinh.

    • Bạn đã từng bị đau gân cơ như viêm gân liên quan với việc điều trị bằng kháng sinh quinolon.

    • Bạn là trẻ em dưới 18 tuổi.

    • Bạn đang có thai, có thể đang có thai hoặc nghĩ là mình có thai.

    • Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Lưu ý khi sử dụng Lefvox 250mg

  • Cần chú ý bảo vệ da tránh ánh nắng: Trong thời gian sử dụng thuốc da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng và có thể bị bỏng, rát hoặc phòng rộp, vậy nên cần tránh tiếp xúc với ánh nắng, nếu cần phải ra ngoài thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số cao, luôn luôn đội mũ và mặc áo dài tay và quần dài.

  • Nếu bạn đang dùng viên sắt, thuốc kháng acid hoặc Sulcralfat, các chế phẩm bổ sung kẽm: Không được uống những thuốc này cùng lúc với Levofloxacin. Nên uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống Levofloxacin.

  • Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi, và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn).

  • Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.

  • Hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn:

    • Là người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên).

    • Đang dùng corticosteroid, đôi khi gọi là steroid (xem Tương tác thuốc và các tương tác khác dưới đây).

    • Đã từng có một cơn ngất hoặc choáng (cơn bệnh).

    • Đã từng bị tổn thương não do đột quỵ hoặc chấn thương não khác.

    • Có bệnh thận.

    • Có chứng thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase. Bạn sẽ có nhiều khả năng có những vấn đề nghiêm trọng về máu khi dùngTavanic.

    • Đã từng bị rối loạn tâm thần.

    • Đã từng có bệnh tim.

    • Là bệnh nhân đái tháo đường.

    • Đã từng có bệnh gan.

    • Nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon, bao gồm Levofloxacin, trên bệnh nhân đã biết có các yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT chẳng hạn như:

      • Rối loạn điện giải chưa được điều chỉnh (ví dụ hạ kali máu, hạ magnesi máu).

      • Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh.

      • Bệnh tim (ví dụ suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm).

      • Sử dụng đồng thời với những thuốc gây kéo dài khoảng QT.

      • Bệnh nhân cao tuổi và phụ nữ có thể nhạy cảm hơn đối với các thuốc gây kéo dài khoảng QT.

    • Có tiền sử bệnh nhược cơ.

Tác dụng phụ của Lefvox 250mg

  • Ngừng dùng thuốc, báo cho bác sĩ và tới ngay bệnh viện nếu gặp phải các tác dụng phụ như sau:

    • Tác dụng phụ rất hiếm gặp:

      • Phản ứng dị ứng: Dấu hiệu có thể là phát ban, khó nuốt hoặc khó thở, phù môi, mặt, họng hoặc lưỡi.

      • Cảm giác rát bỏng, kim châm, đau hoặc tê rần. Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh lý dây thần kinh.

    • Tác dụng phụ hiếm gặp:

      • Tiêu chảy toàn nước hoặc có máu, có thể kèm đau quặn bụng và sốt cao. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh nặng đường ruột.

      • Đau và viêm gân. Thường gặp nhất là gân gót (gân Achille) và trong một số trường hợp có thể đứt gân.

      • Co giật (động kinh).

    • Các phản ứng khác:

      • Phát ban nặng trên da, có thể nổi bọng nước và tróc da quanh môi, mắt, miệng, mũi, và bộ phận sinh dục.

      • Chán ăn, vàng da và vàng mắt, nước tiểu sậm màu, ngứa, hoặc đau khi ấn vào bụng trên. Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh gan.

  • Báo cho bác sĩ nếu bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây trở nặng hoặc kéo dài vài ngày:

    • Thường gặp:

      • Buồn nôn và tiêu chảy.

      • Tăng enzym gan trong máu.

    • Ít gặp:

      • Ngứa và phát ban trên da.

      • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc khó tiêu, nôn hoặc đau ở vùng dạ dày, cảm giác đầy bụng hoặc táo bón.

      • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ hoặc căng thẳng thần kinh.

      • Xét nghiệm máu có thể cho kết quả bất thường do các rối loạn ở gan và thận.

      • Thay đổi số lượng bạch cầu trong kết quả của một số xét nghiệm máu.

      • Yếu sức.

      • Tăng số lượng của các vi khuẩn hoặc nấm khác, có thể cần phải điều trị.

    • Hiếm gặp:

      • Cảm giác kim châm ở bàn tay và bàn chân (dị cảm) hoặc run.

      • Cảm giác căng thẳng (lo lắng), trầm cảm, các vấn đề tâm thần, cảm giác bứt rứt hoặc cảm giác lẫn lộn.

      • Nhịp tim nhanh bất thường hoặc hạ huyết áp.

      • Đau khớp hoặc đau cơ.

      • Bầm máu và dễ chảy máu do giảm số lượng tiểu cầu.

      • Giảm số lượng bạch cầu.

      • Khó thở hoặc thở khò khè (co thắt phế quản).

      • Thở hụt hơi (khó thở).

      • Ngứa hoặc nổi mề đay.

    • Rất hiếm gặp:

      • Da tăng nhạy cảm với ánh nắng và tia cực tím.

      • Giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết). Đây là phản ứng quan trọng đối với người có bệnh đái tháo đường.

      • Rối loạn thính giác hoặc thị giác, hoặc thay đổi vị giác và khứu giác.

      • Nghe hoặc thấy những điều không có thật (ảo giác), thay đổi ý nghĩ và tư duy (phản ứng loạn thần) với nguy cơ có ý định hoặc hành động tự tử.

      • Trụy tuần hoàn (phản ứng giống sốc phản vệ).

      • Yếu cơ, có thể trầm trọng ở bệnh nhân nhược cơ (một bệnh hiếm gặp của hệ thần kinh).

      • Viêm gan, rối loạn chức năng thận và đôi khi suy thận điều này có thể là do phản ứng dị ứng ở thận còn được gọi là viêm thận kẽ.

      • Sốt, đau họng và cảm giác không khỏe kéo dài. Những triệu chứng này có thể do giảm số lượng bạch cầu.

      • Sốt và phản ứng dị ứng ở phổi.

    • Các tác dụng phụ khác:

      • Giảm số lượng hồng cầu (thiếu máu). Da có thể tái hoặc có màu vàng do sự phá hủy và giảm số lượng

      • Đáp ứng miễn dịch quá mạnh (quá mẫn).

      • Đổ mồ hôi nhiều (tăng tiết mồ hôi).

      • Đau, kể cả đau lưng, ngực và tay chân.

      • Khó khăn khi di chuyển và đi lại.

      • Cơn kịch phát rối loạn chuyển hóa porphyrin ở người sẵn có bệnh này (một bệnh chuyển hóa rất hiếm gặp).

      • Viêm mạch máu do phản ứng dị ứng.

      • Kéo dài QT trên điện tâm đồ.

      • Nhịp tim nhanh bất thường, rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

      • Mất khứu giác và vị giác.

      • Ù tai.

      • Tăng creatinin trong máu.

      • Ly giải cơ vân.

      • Hôn mê hạ đường huyết.

      • Tăng bilirubin.

      • Tổn thương gan nặng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp, đôi khi gây tử vong.

      • Có giấc mơ ngủ khác thường, ác mộng.

Tương tác thuốc

  • Những loại thuốc có thể làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ khi dùng chung với Levofloxacin:

    • Corticosteroid, đôi khi gọi là steroid - dùng để kháng viêm có thể  gây viêm và/hoặc đứt gân.

    • Warfarin - dùng để chống đông máu có thể gây chảy máu.

    • Theophyllin - dùng trong bệnh hô hấp có thể gây ra các cơn ngất hoặc choáng (cơn bệnh) nếu dùng chung với Levofloxacin.

    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) - dùng chữa đau và viêm, như Aspirin, Ibuprofen, Fenbufen, Ketoprofen và Indomethacin có thể khiến bệnh nhân bị cơn ngất hoặc choáng (cơn bệnh) nếu dùng chung với Levofloxacin.

    • Dùng chung Levofloxacin  với Ciclosporin - được dùng sau ghép tạng bệnh nhân có thể sẽ gặp tác dụng phụ của Ciclosporin.

    • Thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim: Nhóm này bao gồm những thuốc chữa nhịp tim bất thường (thuốc chống loạn nhịp như Quinidin và Amiodaron), thuốc chữa trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptylin và Imipramin), một số thuốc chống loạn thần, và thuốc chữa nhiễm trùng (các kháng sinh ‘macrolid’ như Erythromycin, Azithromycin và Clarithromycin).

    • Probenecid - dùng trị bệnh gút và Cimetidin - dùng trị loét dạ dày và ợ nóng: Cần thận trọng đặc biệt khi dùng chung những thuốc này với Levofloxacin.

  • Không được dùng Levofloxacin cùng lúc với những thuốc sau đây, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cơ chế tác động của Levofloxacin: Viên sắt (trị thiếu máu), thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm (trị chứng thừa acid hoặc ợ nóng) hoặc Sulcralfat (trị loét dạ dày), các chế phẩm bổ sung kẽm.

  • Xét nghiệm á phiện trong nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể cho kết quả ‘dương tính giả’ với thuốc giảm đau mạnh là thuốc họ ‘á phiện’ ở người đang dùng Levofloxacin.

  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng hoặc gần đây đã dùng bất kỳ thuốc nào khác, bao gồm thuốc mua không cần toa, kể cả thảo dược. Bởi Levofloxacin có thể ảnh hưởng đến tác động của một số thuốc khác. Ngược lại, một số thuốc khác có thể ảnh hưởng đến cơ chế tác động của Levofloxacin.

Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc có thể gây ra cảm giác hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt, hoặc thay đổi thị giác. Vậy nên kh gặp phải tác dụng này không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm bất cứ việc gì cần sự chú ý cao độ.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, có thể đang có thai hoặc nghĩ là mình có thai.

  • Không dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc định cho con bú mẹ.

Xử trí khi quên liều

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.

Xử trí khi quá liều

  • Khi quá liều cần báo ngay cho bác sĩ điều trị và đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bảo quản

  • Để xa tầm tay và tầm mắt của trẻ em.

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C, bảo quản thuốc trong vỉ và hộp ở nơi khô ráo.

Quy cách đóng gói

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

  • Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú - Davipharm.

Sản phẩm tương tự

Giá Lefvox-250 là bao nhiêu?

  • Lefvox-250​ hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Mua Lefvox-250 ở đâu?

Các bạn có thể dễ dàng mua Lefvox-250 tại Trường Anh Pharm bằng cách:

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
  • Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

  • Giá của Lefvox-250 - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả chính hãng tại Trường Anh đã được cập nhật trên đầu trang. Với các trường hợp chưa được cập nhật giá, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nhà thuốc Trường Anh qua hotline công ty Call: 0971.899.466; hoặc qua Zalo: 090.179.6388 để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về giá của sản phẩm.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên website nhathuoctruonganh.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trên trang là những cập nhật mới nhất được lấy từ kênh uy tín, tuy nhiên nó không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Thêm nữa, tùy vào cơ địa của từng người mà các sản phẩm Dược phẩm sẽ xảy ra tương tác khác nhau, vì vậy không thể đảm bảo nội dung có đầy đủ tương tác có thể xảy ra. Nhà thuốc Trường Anh sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm mà không có chỉ định sử dụng của bác sĩ.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ