Thuốc gây tê, gây mê
Hiện nay việc sử dụng thuốc gây tê, gây mê là một tiến bộ vượt bậc trong ngành y học giúp làm giảm đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Việc gây tê giúp làm mất cảm giác tại chỗ, làm tê một vùng nhỏ cơ thể, còn gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên bộ não.
Các loại thuốc gây mê, gây tê thường được sử dụng
Tùy vào từng loại phẫu thuật, vùng mổ có kích thước lớn hay nhỏ và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chọn cách thử gây mê, gây tê phù hợp.
Thuốc gây tê được chia thành 3 nhóm hóa chất cơ bản sau:
-
Nhóm gây tê cục bộ Esters bao gồm: butamben picrat, procain, benzocain, chloroprocain, cocain, proparacain và tetracain. Nhóm này là dẫn xuất của acid para- aminobenzoic.
-
Nhóm Amides bao gồm lidccain, mepivacain, bupivacain, etidocain, prilocain, ropivacain.
-
Nhóm thuốc cấu trúc khác như ibmocain, ethylclorid, pramoxin…
-
Một số sản phẩm gây tê có chứa các hoạt chất trên:
Bupivacain - Thuốc gây tê, gây mê
Thuốc gây mê dược chia thành 2 loại:
-
Thuốc mê đường hô hấp: Thuốc gây mê được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp, người bệnh sẽ hít hơi thuốc mê qua nang phế quản. Thuốc mê đường hô hấp lại được chia thành 2 loại là thuốc mê thể khí và thuốc mê thể bốc hơi.
-
Thuốc mê đường tĩnh mạch: Việc sử dụng thuốc mê khi đưa vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch, một số thuốc có thể dùng tiêm bắp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc để gây tê, gây mê
Việc sử dụng thuốc trong gây tê gây mê làm giảm bớt sự đau đớn của người bệnh là rất cần thiết, tuy nhiên để đạt được mục tiêu tác dụng tốt và tránh tác dụng phụ, chiến chứng thì cần chọn lựa thuốc gây tê,gây mê tốt phù hợp
Lưu ý khi chọn và sử dụng thuốc gây tê:
-
Thời gian gây tế ngắn, thời gian tác dụng đủ dài
-
Không gây kích ứng và dị ứng
-
Vẫn còn hoạt tính sau khi khử khuẩn
-
Sau khi thuốc gây tê tác dụng hết, chức năng thần kinh được phục hồi hoàn toàn.
-
Ngăn cản hoàn toàn và đặc hiệu sự dẫn truyền cảm giác.
-
Thuốc tê thường hết trong vòng một giờ những bạn có thể thấy hơi tê kéo dài trong vài giờ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc gây tê, gây mê
Các thuốc gây mê đề mang tính nguy cơ cao, nhằm tránh các tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra, cần lưu ý một số các vấn đề sau:
-
Không hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước khi thực hiện phẫu thật
-
Tuyệt đối không uống rượu trong vòng 24h trước phẫu thuật, tránh giảm tác dụng phụ của thuốc gây mê.
-
Bệnh nhân bị huyết áp cao.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đường tĩnh mạch.
-
Bệnh nhân bị bệnh thận và dị ứng với thuốc, người bệnh mắc bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gây tê, gây mê
Hầu hết các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gây tê thường không kéo dài tuy nhiên vẫn có một số người bệnh có cảm giác chệnh choạng, phổ biến hơn như:
-
Buồn nôn, ói mửa
-
khô miêng, khô rát
-
Đau họng hoặc khàn giọng
-
Ớn lạnh và rùng mình
-
Đau cơ, ngứa, chóng mặt hoặc các vấn đề về bàng quang như đi tiểu khó khăn
Ngoài một số ít các tác dụng phụ ngắn trên thì có thể xả ra tác dụng phụ dài hơn như mê sảng sau mổ, rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật.
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc gây mê:
-
Giảm sức co bóp cơ tim, giảm cung lượng tim, gây tụt huyết áp
-
Trên hệ hô hấp bị suy nhược trung tâm, tăng phản xạ, co thắt hầu, thanh quản, khí quản, tăng tiết đờm.
-
Hệ thần kinh tăng hoặc giảm áp lực nội sọ, mê sảng
Tham khảo một số bài viết sau: