Thuốc chống nôn dạng tiêm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến buồn nôn và nôn như điều trị hóa chất, say tàu xe, mang thai, sau phẫu thuật….Để làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn người ta sử dụng thuốc chống nôn, thuốc này có nhiều dạng khác nhau như dạng uống, miếng dán, dạng tiêm truyền. Vậy có những loại thuốc chống nôn dạng tiêm nào? Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc chống nôn Granisetron hydroclorid
Granisetron hydroclorid là thuốc giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn do điều trị hóa trị liệu cho các bệnh nhân ung thư, người lớn sau khi phẫu thuật.
Thuốc được sử dụng tiêm tiếp vào tĩnh mạch trong 30 giây hoặc có thể được trộn trong dịch truyền tĩnh mạch và tiêm vào tĩnh mạch trong thời gian lâu hơn khoảng 5 phút với 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy, tăng men gan, nhịp tim chậm, đánh trống ngực, hội chứng đau xoang…
Một số sản phẩm có chứa Granisetron hydroclorid:
Viatrinil 3mg/3ml - Thuốc chống nôn dạng tiêm
Thuốc chống nôn dạng tiêm Metoclopramid
Metoclopramid là chống nôn được chỉ định điều trị một số dạng buồn nôn và nôn do đau đầu, nửa đầu, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu gây nôn hoặc nôn sau thuật.
Ngoài ra thuốc còn được sử dụng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hoặc ứ đọng dạ dày.
Thuốc được sử dụng bằng đường tĩnh mạch 3-4 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch 5-20mg/lần
Tác dụng phụ thường gặp như ỉa chảy, buồn nôn, phản ứng ngoại tháp, chứng ngồi, nằm không yên, mệt mỏi, yếu cơ bất thường.
Một số sản phẩm có chứa Metoclopramid:
Thuốc chống nôn Ondansetron
Ondansetron là thuốc được chỉ định phòng buồn nôn và nôn do hóa trị ung thư, do chiếu xạ, buồn nôn sau phẫu thuật.
Thuốc được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch 4 đến 8mg/lần, lặp lại liều sau 8 giờ nếu cần thiết.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, sốt, an thần, táo bón, ỉa chảy…
Một số sản phẩm liên quan:
Thuốc Palonosetron hydroclorid
Palonosetron hydroclorid là thuốc được chỉ định dùng dự phòng nôn trong các trường hợp sử dụng hóa trị liệu ung thư.
Thuốc được sử dụng đường tiêm vào tĩnh mạch 0,25mg trước khi tiến hành hoá trị liệu 30 phút.
Nếu trong quá trình sử dụng gặp phải các triệu chứng như dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Một số sản phẩm liên quan:
Palono BFS - Thuốc chống nôn dạng tiêm
Thuốc chống buồn nôn và nôn Dolasetron
Dolasetron là thuốc chống nôn có tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị, dự phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Thuốc được sử dụng để tiêm tĩnh mạch với liều 12,5 mg đường tĩnh mạch khi bắt đầu buồn nôn và nôn.
Tác dụng không mong muốn bao gồm đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, nhịp tim chậm, chóng mặt, đau, rối loạn tiêu hóa, rùng mình.
Thuốc Prochlorperazine
Prochlorperazine là thuốc chống loạn thần và chống nôn được chỉ định triệu chứng chóng mặt do hội chứng Meniere hoặc viêm mê đạo tai. Ngoài ra thuốc còn dùng điều trị buồn nôn và nôn do bất kỳ nguyên nhân nào.
Thuốc được sử dụng để tiêm với liều lượng 5-10 mg đường tĩnh mạch hoặc 25 mg qua trực tràng.
Tác dụng không mong muốn như phát ban, phù mạch, tăng đường huyết, hạ huyết áp, mất ngủ, kích động, chóng mặt, buồn ngủ, vàng da…
Sử dụng các thuốc chống nôn tuy hiệu quả nhanh nhưng cũng có tác dụng phụ nhất định, mỗi loại thuốc đều có chỉ định cụ thể cho từng người bệnh, vì vậy không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc chống nôn dạng tiêm.