Thuốc lợi tiểu

       Thuốc lợi tiểu là thuốc giúp tăng thải nước và muối ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch. Hiện nay nhóm thuốc lợi tiểu được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm đều có một đặc trưng riêng và hiệu quả khác nhau. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc tổng quan về các nhóm thuốc này.

Nhóm thuốc Thiazid

Các loại thuốc nước nhóm Thiazid được sử dụng phổ biến trong điều trị cao huyết áp, có tác dụng lợi niệu vừa phải nên không gây tụt huyết áp khi sử dụng. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm: Hydrochlothiazide, Chlorothizide, methylchlorothiazide, indapamide.

Hydrochlothiazide: 

  • Công dụng: được chỉ định phù do suy tim và các nguyên nhân khác, thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc khác.

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 25mg, 50mg, 100mg; viên nang 12,5mg; dung dịch uống 50mg/5ml. 

  • Tác dụng phụ thường gặp: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp, giảm kali máu…

Chlorothizid:

  • Chlorothizid là thuốc nước thuộc nhóm thiazide có tác dụng điều trị phù, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 250mg, 500mg; thuốc bột pha tiêm 500g; hỗn dịch uống 250mg/5ml.

  • Tác dụng phụ thường gặp: suy giảm kali, tăng acid uric máu, nhiễm kiềm giảm clo huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ.

Methy lchlorothiazide:

  • Công dụng: Được dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn đột quỵ, đau tim, các vấn đề về thận. Thuốc lợi tiểu này giúp loại bỏ muối và nước thừa ra khỏi cơ thể, làm tăng lượng nước tiểu.

  • Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng như suy giảm kali, tăng acid uric máu

Indapamid:

  • Indapamid với công dụng hỗ trợ lợi tiểu và chống tăng huyết áp hiệu quả, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hàm lượng 1,25 mg; 1,5 mg; 2,5 mg.

  • Tác dụng phụ không mong muốn thường gặp như mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn điện giải và dịch, đau đầu, chóng mặt hoa mắt, lo âu, bồn chồn…

Các loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazid

Các loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazid

Nhóm lợi tiểu quai

Nhóm lợi tiểu quai có đặc tính chung là làm tăng đào thải Natri và nước qua thận, thuốc có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp và phù do suy tim hay suy thận.

Các loại thuốc trong nhóm này gồm: Torsemide, Furosemide, Bumetanid, Axit ethacrynic.

Torsemide:

  • Công dụng: điều trị phù nề do suy tim sung huyết, phù gan, phổi hoặc thận. Ngoài ra thuốc còn dùng điều trị tăng huyết áp.

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, và thuốc tiêm.

  • Tác dụng phụ thường gặp là nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ natri máu, hạ kali máu, nhức đầu, chóng mặt.

 Furosemide:

  •  Furosemide giúp làm giảm các triệu chứng như khó thở và sưng ở tay, chân và bụng; và được sử dụng để điều trị huyết áp cao.

  • Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị mà mỗi người sẽ được chỉ định liều lượng khác nhau.

  • Một số tác dụng phụ gặp phải như chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, mờ mắt, chuột rút, suy nhược…

Nhóm lợi tiểu tiết kiệm Kali:

Tác dụng của nhóm thuốc này giúp làm giảm thể tích chất lỏng mà không làm mất lượng kali trong cơ thể. Các thuốc nhóm này bao gồm: Amiloride, Spironolactone, Triamterene, Eplerenone.

Amiloride:

  • Công dụng: điều trị hoặc phòng ngừa tình trạng hạ kali máu do tác dụng phụ của các thuốc nước khác. Thuốc dùng điều trị cao huyết áp, phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén không bao và dung dịch uống, liều dùng phụ thuốc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

  • Tác dụng không mong muốn như ăn không ngon, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân tăng huyết áp

Spironolactone:

  • Thuốc được sử dụng trong tình trạng điều trị tăng huyết áp và suy tim, sưng phù do suy tim, bệnh gan, hạ kali huyết.

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nén bao phim hàm lượng 25 mg, 50 mg, 100 mg. và dạng hỗn dịch uống.

  • Tác dụng phụ thường gặp có thể xảy ra như mệt mỏi, nhức đầu, ngủ gà, lú lẫn

Triamterene:

  • Triamterene được sử dụng để kết hợp với một số thuốc khác trong điều trị tăng huyết sp

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hàm lượng 50mg, 100mg; viên nén 50mg; 100mg.

  • Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc: hạ huyết áp quá mức, nhịp tim chậm, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…

Ngoài ba nhóm thuốc lợi tiểu trên còn có một số nhóm thuốc khác được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nhóm lợi tiểu thẩm thấu, nhóm lợi tiểu ức chế men carbonic anhydrase.

Tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ