Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

       Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu, một trong những số đó là thuốc kháng sinh - liệu pháp chủ lực hiệu quả trong điều trị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra còn một số các thuốc khác hỗ trợ có hiệu quả diệt trừ vi khuẩn có thể được chỉ định dùng kèm kháng sinh. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý không quá nghiêm trọng tuy nhiên nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và để lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh vì vậy nếu phát hiện sớm nên sử dụng thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu để tiêu diệt triệt để.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu

Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu khá hiệu quả có thể hỗ trợ cải thiện và chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh. Tuy nhiên không phải các loại thuốc đều phù hợp cho tất cả các bệnh nhân, còn tùy vào cơ địa và diễn biến sức khỏe của người bệnh từ đó bác sĩ đưa ra các chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc kháng sinh bao gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh dẫn xuất Sulfamid:

  • Sulfamid bản chất là kháng sinh tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn và điều trị các bệnh lý do cầu khuẩn tác động gây ra.

  • Thuốc có kết cấu bột trắng khó tan trong nước nhưng dễ tan trong huyết thanh và mật, kháng sinh Sulfamid được chia ra làm 4 dòng chính: Thuốc có khả năng hấp thụ nhanh, thời gian thải trừ từ 6-8 tiếng; thuốc thải trừ chậm sử dụng vài ngày; thuốc dùng tại chỗ khó tan trong nước; thuốc ít hấp thụ.

  • Sulfamid có tác dụng điều trị tốt nhưng cũng gây ra các tác dụng phụ như choáng váng, buồn nôn, nôn, bỏ ăn, nằm một chỗ, rối loạn bí tiểu, bí đái, đái ra máu.

Kháng sinh - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Kháng sinh - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Nhóm thuốc kháng sinh Cephalosprin:

  • Đây là loại kháng sinh bán tổng hợp có phổ diệt khuẩn rộng phù hợp với mọi lứa tuổi. Dựa theo phổ kháng khuẩn mà nhóm này được chia thành các loại nhỏ hơn và có các tác dụng cụ thể:

    • Cephalexin là viên thuốc kháng sinh đầu tiên được phát triển từ nhóm thuốc gốc giúp ức chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào của các vi khuẩn và tiêu diệt chúng

    • Cephalothin giúp cải thiện hầu hết các bệnh sinh lý ra từ cầu khuẩn, dạng thuốc tiêm tĩnh mạch

    • Cefazolin là loại thuốc tiêm tĩnh mạch khác có thể kháng khuẩn, tiêu viêm tốt.

    • Cephaloridine là thuốc dạng tiêm, dùng để tiêu diệt các cầu khuẩn 

Kháng sinh Quinolon:

  • Là nhóm thuốc tiêu diệt khuẩn giúp ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn mà còn ngăn cản quá trình tổng hợp ADN.

  • Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon giúp dứt điểm bệnh nhanh.

Một số loại thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu khác

Thuốc Mídasol:

  • Thuốc Midasol là loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý đường tiết niệu bào chế dưới dạng viên nén bao đường có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường niệu, đặc biệt viêm, đau, sưng cơ quan tiết niệu dưới.

  • Liều dùng: Người lớn 6 viên/ngày chia làm 2 3 lần uống sau 30-40 phút.

  • Một số tác dụng phụ thường gặp như thiếu máu, tan máu…

Thuốc Domitazol:

  • Với công dụng chính chữa viêm đường tiết niệu khi chưa có các biến chứng nặng

  • Liều dùng: người lớn trưởng thành 6 viên/ngày chia làm 3 lần uống

  • Tác dụng phụ không mong muốn như thiếu máu, tan máu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Domitazol - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Domitazol - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Thuốc TanaMisolBlue:

  • Là thuốc thuộc nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm giúp điều trị hỗ trợ tình trạng viêm và đau.

  • TanaMisolblue được bào chế dưới dạng viên nén bao đường, sử dụng liều lượng cho người trưởng thành 2-3 viên/lần.

Thuốc Miclacol Blue F:

  • Công dụng: làm giảm tình trạng viêm, nhiễm trùng đau, sưng và sát khuẩn trong bệnh lý viêm đường tiết niệu.

  • Liều dùng: người lớn trưởng thành 6 viên/ngày chia làm 3 lần, uống sau ăn khoảng 30-40 phút.

  • Tác dụng phụ thường gặp như thiếu máu, tan máu.

Thuốc Mictasol Bleu:

  • Chỉ định điều trị hỗ trợ các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng.

  • Liều dùng 6-9 viên/ngày chia thành 3 lần/ngày

  • Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, ói mửa, tiểu khó hoặc tiêu chảy.

Một số sản phẩm được kể trên điều trị viêm đường tiết niệu:

Trên đây là một số các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đường tiết niệu giúp bạn đọc tham khảo. Ngoài ra trên thị trường hiện nay vẫn còn một số các sản phẩm điều trị khác, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ