Thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm
Hiện nay các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và các bệnh lý về dạ dày nói riêng ngày càng có tỷ lệ mắc cao trong cuộc sống hiện đại. Các loại thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa cũng đa dạng, mỗi người bệnh sẽ phù hợp với một loại thuốc điều trị riêng. Bài viết dưới đây hãy cùng Trường Anh điểm qua một số loại thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm.
Thuốc Cimetidin
Cimetidin là thuốc kháng thụ thể histamin H2 có tác dụng điều trị ngắn ngày (4 - 8 tuần) để làm liền loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển. Ngoài ra thuốc còn dùng phòng chảy máu đường tiêu hóa.
Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm truyền, với liều dùng 300mg, tiêm chậm ít nhất trong 5 phút, cách 6 - 8 giờ/lần, có thể tăng số lần tiêm nhưng không vượt quá 2,4 g/ngày.
Một số các tác dụng phụ có thể gặp như ỉa chảy, các rối loạn tiêu hóa khác, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, nổi ban…
Một số sản phẩm có chứ hoạt chất trên:
Famotidin - Thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm
Famotidin là thuốc được chỉ định trong điều trị loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hóa.
Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm truyền với liều đường tĩnh mạch mỗi lần 20 mg, cách 12 giờ một lần cho tới khi có thể uống được.
Tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy…
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất:
AT Famotidine 40 inj - Thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm
Thuốc điều trị loét dạ dày Omeprazol
Omeprazol là thuốc chống loét dạ dày tá tràng có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison.
Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm với liều dùng tùy vào từng tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất Omeprazol :
Thuốc kháng acid Esomeprazol
Esomeprazol là thuốc chữa loét dạ dày - tá tràng có tác dụng điều trị loét dạ dày - tá tràng lành tính, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, ngoài ra thuốc còn giúp phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng. Sản phẩm điều trị như Esomeprazol Azevedos 40mg
Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm với liều tĩnh mạch chậm ít nhất trong 3 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 10 - 30 phút , liều 40 mg/ngày.
Tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Thuốc Pantoprazol
Pantoprazol là thuốc được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, dự phòng loét dạ dày, tá tràng, các tình trạng tăng tiết acid bệnh lý.
Ở dạng tiêm thuốc được sử dụng với liều 40mg/ngày, trong thời gian ít nhất 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm mệt, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay, khô miệng, đầy hơi, đau bụng, táo bón, ỉa chảy…
Sản phẩm tham khảo điều trị có chứa hoạt chất: A.T Pantoprazol (tiêm)
Thuốc chống loét dạ dày Rabeprazol
Rabeprazol là thuốc được chỉ định điều trị loét tá tràng cấp tính, loét dạ dày cấp tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm tham khảo thêm như Rabeloc I.V.
Thuốc sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cao không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, ỉa chảy, đau bụng, khô miệng, đầy hơi, nhiễm khuẩn, mất ngủ, táo bón, viêm họng, viêm mũi…
Thuốc Ranitidin
Ranitidin là thuốc được chỉ định trong điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison.
Đường tiêm thuốc được sử dụng với liều 50mg, cứ 6 - 8 giờ tiêm 1 lần. Tiêm tĩnh mạch chậm 50mg, tiêm chậm trong tối thiểu 2 phút; cứ 6 - 8 giờ, có thể tiêm nhắc lại.
Truyền tĩnh mạch liều 25mg/giờ, truyền trong 2 giờ; cứ 6 - 8 giờ, có thể truyền nhắc lại.
Tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, ỉa chảy, ban đỏ…
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất:
Vintex 50mg 2ml - Thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm
Các loại thuốc kháng acid và chống loét dạng tiêm được sử dụng cần phải được theo dõi, giám sát của nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.