Thuốc kháng acid và chống loét dạng uống
Thuốc kháng acid dạ dày giúp trung hòa acid tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, hiện tượng này có thể gây nên tình trạng đau hoặc viêm loét dạ dày, trào ngược. Khi đó cần sử dụng một số thuốc điều trị tình trạng trên, thuốc có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số thuốc kháng acid và chống loét dạng uống hiện nay.
Thuốc Omeprazol
Omeprazol là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI)giúp làm giảm tiết acid trong dạ dày, nhờ vậy các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng cũng được thuyên giảm. Ngoài ra thuốc còn giúp ngăn ngừa loét và phòng ung thư dạ dày thực quản.
Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều dùng 20-40mg mỗi ngày một lần, thời gian từ 4 -8 tuần.
Một số sản phẩm điều trị có liên quan:
Omeprazole Delayed - Thuốc kháng acid và chống loét dạng uống
Thuốc kháng acid và chống loét dạng uống Esomeprazol
Esomeprazol là thuốc chữa loét dạ dày tá tràng có tác dụng điều trị loét dạ dày, tá tràng lành tính, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản nặng, phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng.
Thuốc được sử dụng đường uống với liều dùng 20mg, ngày 2 lần trong 7 ngày, hoặc mỗi ngày một lần 40mg trong 10 ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Sản phẩm có chứa thành phần điều trị trên:
Thuốc kháng acid Pantoprazol
Pantoprazol là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, dự phòng loét dạ dày tá tràng, tăng tiết acid bệnh lý, ngoài ra thuốc còn dùng để phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có chứa HP.
Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều 20- 40mg/ngày, thời gian từ 4-8 tuần. Nên uống thuốc trước ăn khoảng 30-60 phút.
Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng bao gồm: mệt, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay, khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…
Sản phẩm có chứa thành phần trên:
Thuốc chống loét dạng uống Rabeprazol
Rabeprazol là thuốc được chỉ định điều trị loét tá tràng cấp tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc được sử dụng đường uống với liều 20mg/ngày vào buổi sáng, thời gian uống trong 4 tuần.
Một số các tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, ỉa chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, mẩn ngứa, khô miệng, mất ngủ…
Tham khảo một số sản phẩm điều trị trên:
Mesulpine - Thuốc kháng acid và chống loét dạng uống
Thuốc Ranitidin
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 có tác dụng điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison, thuốc còn giúp làm giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.
Thuốc sử dụng đường uống với liều dùng 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300 mg vào tối.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, ỉa chảy, ban đỏ…
Sản phẩm có chứa thành phần trên:
Thuốc Rebamipid
Rebamipid là thuốc điều trị loét dạ dày, điều trị các tổn thương niêm mạc dạ dày như ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề, thuốc được sử dụng trong các trường hợp như viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn.
Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều dùng 100mgx3 lần/ngày vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ thường gặp trong khi sử dụng thuốc như sốc phản vệ, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, rối loan chức năng gan…
Sản phẩm có chứa thành phần:
Thuốc điều trị loét dạ dày Sucralfat
Sucralfat là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày chứa nhôm có tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính, thuốc còn dùng phòng tái phát loét tá tràng, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều dùng 2 g/lần, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ thường gặp như táo bón, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
Một số sản phẩm có liên quan:
Qua bài viết trên, hy vọng Trường Anh đã giúp bạn đọc phẩn nào hiểu rõ hơn thông tin về một số loại thuốc kháng acid và chống loét dạng uống thường dùng nhất hiện nay.