Thuốc cầm máu dạng uống

        Khi bị mất nhiều máu rất vô cùng nguy hiểm, các trường hợp xảy ra có thể do tai nạn hay vết thương sâu dẫn đến mất máu quá nhiều nguy cơ tử vong rất cao. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cầm máu giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu liên tục, hạn chế mất máu được bào chế dưới các dạng khác nhau. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc cầm máu dạng uống thường dùng nhất hiện nay

Carbazochrom

Carbazochrom là một chất chống xuất huyết hoặc cầm máu, thuốc có tác dụng làm máu ngừng chảy bằng cách tập hợp và kết dính tiểu cầu trong máu để tạo thành một nút tiểu cầu, làm ngừng chảy máu từ vết thương hở.

Ở đường uống thuốc được sử dụng 10-30mg ba lần một ngày với người lớn.

Một số tác dụng không mong muốn như phát ban, chán ăn, khó chịu ở dạ dày.

Sản phẩm có chứa hoạt chất trên:

Adrenoxyl 10mg - Thuốc cầm máu dạng uống

Adrenoxyl 10mg - Thuốc cầm máu dạng uống

Thuốc Ethamsylat

Ethamsylat có tác dụng trong việc cầm máu, thuốc được chỉ định trong điều trị ngắn hạn mất máu trong chứng đa kinh, chảy máu do vỡ các mao mạch, phòng và điều trị xuất huyết quanh não thất ở.

Đường uống thuốc được sử dụng với liều 500mg/lần x 4 lần/ngày.

Tác dụng không mong muốn thường gặp là đau đầu và buồn nôn.

Một số sản phẩm có chứa hoạt chất:

Phytomenadion - Thuốc cầm máu dạng uống

Phytomenadion là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Được chỉ định trong các trường hợp như xuất huyết, bệnh nhân giảm vitamin K trong các bệnh lý như ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột hoặc sau khi điều trị kháng sinh dài ngày.

Thuốc bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên bao đường hàm lượng 2mg, 5mg, 10mg với liều dùng uống 5 - 10mg.

Hiếm gặp các tác dụng phụ không mong muốn uống có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, kể cả buồn nôn và nôn.

Sản phẩm có chứa Phytomenadion:

Thuốc Trancxamic acid

Trancxamic acid được chỉ định dùng để phòng ngừa và điều trị chảy máu kết hợp với tiêu fibrin quá mức dùng trong thời gian ngắn 2 - 8 ngày, chảy máu miệng, phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa, làm giảm mất máu, chảy máu do dùng quá liều thuốc.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên bao phim 250mg, 500mg, 1000mg.

Liều dùng uống 1,0 - 1,5 g (hoặc 15 - 25 mg/kg), ngày 2 - 4 lần. 

Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp, đau ngực, đau hàm, đau cánh tay phải, khó thở đột ngột, ho, ngất xỉu…

Sản phẩm có chứa hoạt chất:

Acid tranexamic 500mg - Thuốc cầm máu dạng uống

Acid tranexamic 500mg - Thuốc cầm máu dạng uống

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc cầm máu 

Sử dụng thuốc theo đúng liều bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn trên toa thuốc

Không tự ý tăng giảm liều lượng cao hơn hoặc thấp hơn so với quy định và không sử dụng trong thời gian dài.

Nếu bỏ lỡ một liều, thì sử dụng liều bổ sung càng sớm càng tốt tránh lặp lại liều lượng gần với liều tiếp theo.

 Bên cạnh sử dụng thuốc cầm máu, người bệnh nên ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm có tác dụng bổ máu để có sức khỏe và dinh dưỡng cho cơ thể.

Trên đây là một số các loại thuốc cầm máu dạng uống được chúng tôi liệt kê giúp bạn đọc hiểu rõ hơn phần nào. Bên cạnh đó vẫn còn một số các loại thuốc điều trị ở các dạng khác nhau được liệt kê ở các bài tiếp theo.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB