Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

          Thiếu máu là sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin - đây là tình trạng thường gặp trên lâm sàng, việc điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số thuốc điều trị thiếu máu dạng uống.

Acid folic (vitamin B9)

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc nhóm vitamin B, rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.

Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thịt bò…

Acid folic  có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu, nó giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Trong một số trường hợp việc bổ sung acid folic bằng những loại thực phẩm thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bà bầu thì việc sử dụng các loại thuốc bổ sung acid folic là rất cần thiết.

Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng 1 viên thuốc bổ sung acid folic chứa 400microgam acid folic mỗi ngày.

Acid-folic - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Acid-folic - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Sắt fumarat - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Sắt fumarat là một dạng sắt hữu cơ có thể bổ sung bằng đường uống, giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên thường uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Liều dùng 65-200 mg mỗi ngày, chia làm 3 lần. Phòng ngừa: 30-60 mg mỗi ngày. Ngoài ra, 100 mg mỗi ngày

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như táo bón, ăn không ngon, phân đen hoặc tối màu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

Một số sản phẩm có chứa Sắt fumarat :

Femancia - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Femancia - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Sắt (III) hydroxyd polymaltose

Sắt (III) hydroxyd polymaltose được sử dụng điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong các trường hợp quá trình hấp thu sắt ở ruột không hiệu quả, bệnh nhân không thể hoặc không dung nạp kéo dài ở đường tiêu hóa, không thể uống thuốc trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Thuốc dùng đường uống với liều 100mg nguyên tố sắt dạng viên hoặc siro hàng ngày, tối đa 300mg mỗi ngày. Ngoài ra thuốc có thể dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

Tác phụ thường gặp bao gồm đỏ mặt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt, đau ngực, đau lưng, đau tại chỗ tiêm, sưng hạch vùng bẹn, đau góc phần tư bụng dưới, nôn mửa.

Một số sản phẩm có chứa liên quan:

Sắt protein succinylat

Sắt protein succinylat là thuốc được chỉ định điều trị tình trạng thiếu hụt sắt và thiếu máu do thiếu sắt và thiếu sắt thứ phát ở người trưởng thành, thuốc được sử dụng trong các trường hợp như mất máu mạn tính, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc được sử dụng đường uống với liều dùng người lớn 1 – 2 lọ/ngày (tương đương 40 – 80mg sắt (Fe3+)/ngày), hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tốt nhất là uống thuốc trước bữa ăn. Thời gian điều trị thường là 2-3 tháng.

Tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng bao gồm  tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và đau thượng vị, đổi màu phân thành đen hoặc xám đậm.

Sản phẩm có liên quan: Ferlatum

Sắt sulfat - Thuốc điều trị thiếu máu dạng uống

Sắt sulfat là thuốc giúp bổ sung sắt, được sử dụng trong điều trị hoặc phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.

Thuốc được sử dụng đường uống thường là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn, liều dùng ban đầu từ 300-325mg uống mỗi ngày một lần.

Một số các tác dụng phụ có thể gặp phải như dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Sắt ascorbat + acid folic

Sắt sulfat + acid folic giúp phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, giúp bổ sung sắt và acid folic vào trong chế độ ăn, giúp bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai, người đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic.

Sắt sulfat + acid folic được sử dụng bằng đường uống với người lớn liều điều trị uống 1 viên/lần, ngày 2 lần. Trẻ em trên 12 tuổi uống 1 viên/lần/ngày.

Một số tác dụng ngoại ý bao gồm buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.

Một số sản phẩm có liên quan:

Việc sử dụng thuốc điều trị thiếu máu dạng uống cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng. Bên cạnh việc dùng thuốc nên bổ sung các loại thức ăn như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống, các loại nước trái cây giúp tăng hấp thu sắt.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB