Sifrol 0,75mg - Thuốc điều trị bệnh Parkinson của Đức
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)
Thông tin dược phẩm
Video
Sifrol 0,75mg là thuốc gì?
-
Sifrol 0,75mg là thuốc điều trị bệnh Parkinson. Thuốc có thể dùng điều trị cho người trên 18 tuổi, thuốc được dùng đơn trị liệu hoặc dùng kết hợp với các thuốc khác ở các giai đoạn điều trị bệnh. Thuốc được sản xuất tại Đức.
Thành phần của thuốc Sifrol 0,75mg
-
Dabigatran etexilate 0,75mg
Dạng bào chế
-
Viên nén.
Công dụng - chỉ định của Sifrol 0,75mg
-
Ðiều trị dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn ở người trưởng thành: dùng đơn trị liệu (không cùng levodopa) hoặc kết hợp với levodopa, nghĩa là có thể dùng trong suốt đợt điều trị, cho đến cả giai đoạn muộn khi levodopa mất dần tác dụng hay trở nên không ổn định và xuất hiện sự dao động trong hiệu quả điều trị
Chống chỉ định của Sifrol 0,75mg
-
Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Cách dùng - Liều dùng Sifrol 0,75mg
-
Nên uống nguyên cả viên với nước, không được nhai, chia nhỏ hoặc nghiền nát. Có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn và nên dùng hàng ngày tại một thời điểm nhất định.
-
Liều khởi đầu: 0,375 mg/ngày, sau đó tăng liều dần mỗi 5 - 7 ngày. Nếu bệnh nhân không gặp các tác dụng phụ quá khó chịu, nên chỉnh liều dần cho đến khi đạt được tác dụng điều trị tối đa.
-
Nếu cần tăng liều thêm nữa, mỗi tuần nên tăng liều hàng ngày thêm 0,75 mg cho đến liều tối đa là 4,5 mg một ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỉ lệ buồn ngủ sẽ tăng lên khi liều cao hơn 1,5 mg/ngày.
-
Ngừng đột ngột liệu pháp dopaminergic có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng ác tính do thuốc chống loạn thần. Vì vậy, cần giảm liều pramipexole từ từ ở mức 0,75 mg/ngày cho đến khi liều hàng ngày giảm còn 0,375 mg/ngày.
-
Không sử dụng Sifrol ER cho chỉ định điều trị bệnh Parkinson ở trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng Sifrol 0,75mg
-
Suy thận
-
Khi kê đơn Sifrol ER cho bệnh nhân Parkinson bị suy thận, nên giảm liều như hướng dẫn ở mục Liều lượng và cách dùng.
-
-
Ảo giác
-
Ảo giác là tác dụng phụ đã biết của thuốc đồng vận dopamine và của levodopa. Bệnh nhân cần được thông báo rằng có thể xảy ra ảo giác (phần lớn là ảo thị).
-
-
Rối loạn vận động
-
Ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn bệnh tiến triển, khi điều trị phối hợp với levodopa, loạn động có thể gặp khi bắt đầu chuẩn liều Sifrol ER. Nếu điều này xảy ra, cần giảm liều levodopa.
-
-
Loạn trương lực cơ
-
Bệnh nhân Parkinson có thể xuất hiện chứng loạn trương lực cơ quanh trục như chứng uốn cong đầu và cổ (antecollis), chứng uốn cong cột sống bất thường khi đứng và đi lại (camptocormia) hoặc rối loạn thần kinh hiếm xảy ra do tiếp xúc kéo dài với thuốc chống loạn thần (pleurothotonus) (Hội chứng Pisa). Đôi khi, loạn trương lực cơ được nhận thấy sau khi bắt đầu điều trị bằng các thuốc chủ vận dopamine bao gồm pramipexole, mặc dù chưa có mối quan hệ nhân quả rõ ràng. Chứng loạn trương lực cơ cũng có thể xảy ra vài tháng sau khi bắt đầu điều trị hoặc điều chỉnh thuốc. Nếu xảy ra chứng loạn trương lực cơ, cần xem xét lại và cân nhắc điều chỉnh chế độ điều trị bằng thuốc dopaminergic.
-
-
Ngủ gật và buồn ngủ
-
Pramipexole có liên quan đến buồn ngủ và cơn ngủ gật bất thình lình, đặc biệt ở bệnh nhân Parkinson. Ít gặp tình trạng ngủ gật trong các hoạt động hàng ngày mà trong một vài trường hợp không biết hoặc không có dấu hiệu báo trước. Bệnh nhân cần được thông báo và khuyên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc khi điều trị bằng Sifrol ER. Bệnh nhân đã từng biểu hiện buồn ngủ hoặc ngủ gật cần hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc hoặc cần cân nhắc giảm liều hoặc có thể ngừng điều trị.
-
Do có thể có tác dụng cộng hợp, cần khuyến cáo bệnh nhân nếu họ có sử dụng các thuốc an thần hoặc rượu (alcohol) cùng pramipexole.
-
Tác dụng phụ khi sử dụng Sifrol 0,75mg
-
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Tâm thần: Mơ bất thường, biểu hiện hành vi của rối loạn kiểm soát xung lực và xung lực cưỡng bức, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ.
-
Thần kinh: Buồn ngủ, rối loạn vận động, chóng mặt, đau đầu.
-
Mắt: Rối loạn thị lực kể cả chứng nhìn một thành hai, nhìn mờ và giảm thị lực.
-
Mạch máu: Hạ huyết áp.
-
Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, táo bón.
-
Toàn thân và tại chỗ: Mệt mỏi, phù ngoại biên.
-
-
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Nhiễm khuẩn: Viêm phổi.
-
Nội tiết: Tiết hormon kháng bài niệu không phù hợp.
-
Tâm thần: Ăn uống vô độ, mua sắm quá độ, ảo tưởng, ăn nhiều, tăng ham muốn tình dục, rối loạn ham muốn tình dục, hoang tưởng (paranoia), cờ bạc bệnh lý, bồn chồn không yên, cơn mê sảng.
-
Thần kinh: Hay quên, tăng động, ngủ gật bất thình lình, ngất.
-
Tim: Suy tim.
-
Ngực, hô hấp và trung thất: Khó thở, nấc.
-
Da và mô dưới da: Tăng nhạy cảm, ngứa, phát ban.
-
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
-
Ảnh hưởng trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được nghiên cứu ở người.
Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
-
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
-
Gắn kết với protein huyết tương
-
Pramipexole gắn kết với protein huyết tương với tỉ lệ rất thấp (< 20%) và ít bị biến đổi sinh học ở người. Do đó, ít có khả năng xảy ra tương tác với những thuốc khác mà có ảnh hưởng đến sự gắn kết protein huyết tương hoặc sự thải trừ do biến đổi sinh học.
-
Mặc dù tương tác với các thuốc kháng cholinergic chưa được nghiên cứu nhưng vì các thuốc kháng cholinergic bị thải trừ do biến đổi sinh học nên khả năng tương tác là rất thấp. Không có tương tác dược động học với selegiline và levodopa.
-
-
Ức chế/ cạnh tranh của đường thải trừ chủ động qua thận
-
Cimetidine giảm độ thanh thải qua thận của pramipexole vào khoảng 34%, có lẽ do ức chế hệ thống vận chuyển bài tiết các cation (ion dương) ở ống thận. Vì vậy, các thuốc ức chế hoặc làm giảm sự bài tiết chủ động qua thận như cimetidine, amantadine và mexiletine, có thể tương tác với pramipexole kết quả là làm giảm độ thanh thải một hoặc của cả hai thuốc. Cần cân nhắc giảm liều pramipexole khi các thuốc này được dùng cùng với Sifrol ER.
-
-
Dùng đồng thời với levodopa
-
Khi dùng Sifrol ER cùng với levodopa, cần giảm liều levodopa, giữ nguyên liều các thuốc trị bệnh Parkinson khác trong khi tăng liều Sifrol ER.
-
Do khả năng xảy ra tác dụng cộng hợp, cần khuyến cáo cẩn trọng cho bệnh nhân khi dùng đồng thời pramipexole với các thuốc an thần khác hoặc rượu.
-
-
Thuốc chống loạn thần
-
Không khuyến cáo việc sử dụng đồng thời các thuốc chống loạn thần với pramipexole, ví dụ nếu như các ảnh hưởng tác động đối kháng có thể xảy ra.
-
Xử trí khi quên liều
-
Không uống bù liều đã quên. Chỉ uống đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xử trí khi quá liều
-
Không có thông tin lâm sàng về quá liều lượng lớn thuốc. Các biến cố bất lợi có thể gặp là những biểu hiện liên quan đến đặc tính dược lực học của thuốc đồng vận dopamine, bao gồm buồn nôn, nôn, tăng động, ảo giác, kích động, và hạ huyết áp.
-
Chưa có thuốc giải độc cho việc quá liều thuốc đồng vận dopamine. Nếu có các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương, có thể dùng thuốc an thần. Xử trí quá liều thường bằng các biện pháp hỗ trợ chung như rửa dạ dày, truyền dịch, dùng than hoạt và theo dõi điện tim.
Bảo quản
-
Nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.
Quy cách đóng gói
-
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Nhà sản xuất
-
Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co. KG.
Sản phẩm tương tự
Giá Sifrol 0,75mg là bao nhiêu?
- Sifrol 0,75mg hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua Sifrol 0,75mg ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Sifrol 0,75mg tại Trường Anh Pharm bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
- Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Câu hỏi thường gặp
Sifrol 0,75mg - Thuốc điều trị bệnh Parkinson của Đức hiện đã được phân phối tại Trường Anh Pharm với số lượng lớn, đủ để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Để mua hàng, bạn có thể chọn một trong những cách sau:
- C1: Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
- C2: Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- C3: Mua hàng qua số điện thoại hotline: 097.189.9466
- C4: Mua hàng qua Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này