Hapacol pain - Thuốc giảm đau hạ sốt của DHG
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)
Thông tin dược phẩm
Video
Hapacol pain là thuốc được nghiên cứu và bào chế dạng viên nén, thuận tiện sử đụng đường uống. Thuốc có chứa hoạt chất chính là Paracetamol + Ibuprofen, có công dụng trong giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình, ngoài ra thuốc còn có công dụng hạ sốt hiệu quả. Thuốc được đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc Hapacol pain đượcn nghiên cứu và bào chế bởi CTCP Dược Hậu Giang - CN nhà máy DP DHG tại Hậu Giang.
Thông tin cơ bản về Hapacol pain
- Tên biệt dược (tên đầy đủ): Hapacol pain
- Dạng bào chế:Viên nén
- Số đăng ký: VD-26598-17CV gia hạn số 4781/QLD-ĐK
- Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chất có trong Hapacol pain
- Paracetamol: 500mg
- Ibuprofen: 200mg
Một số thông tin về thành phần của Hapacol pain
- Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Ibuprofen ức chế prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase.
- Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Thuốc bị N - hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 và được thải trừ qua thận.
- Ibuprofen hấp thu tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ. Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 giờ. Thuốc đào thải rất nhanh qua nước tiểu.
Tác dụng - Chỉ định của Hapacol pain
- Hapacol pain được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:
- Giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình trong các trường hợp như: đau nửa đầu, nhức đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, thấp khớp, đau cơ, đau khớp nhẹ, và các triệu chứng cảm cúm, viêm họng, sốt.
- Sản phẩm này đặc biệt thích hợp cho các chứng đau đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau mạnh hơn sử dụng ibuprofen hoặc paracetamol đơn độc.
Cách dùng – liều dùng của Hapacol pain
- Hướng dẫn sử dụng:
- Liều dùng:
- Người lớn: uống 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày.
- Nếu cần thiết có thể uống 2 viên x 3 lần/ ngày.
- Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc ít nhất là 6 giờ, không uống quá 6 viên/ ngày.
- Không nên dùng thuốc này quá 3 ngày. Nếu triệu chứng không hết hay nặng hơn cần đến gặp bác sĩ khám bệnh.
- Cách dùng:
- Thuốc dùng đường uống.
- Liều dùng:
- Quên liều:
- Hạn chế quên liều để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi sử dụng sản phẩm.
- Nếu đã quên liều hãy sử dụng ngay khi nhớ ra, không sử dụng gộp những liều đã quên.
Chống chỉ định của Hapacol pain
- ười bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
- Có tiền sử phản ứng quá mẫn (co thắt phế quản, phù mạch, hen suyễn, viêm mũi, hoặc nổi mày đay) khi sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Có tiền sử hoặc bị loét hay xuất huyết đường tiêu hóa.
- Bệnh nhân có rối loạn trong đông máu. Người mắc bệnh tạo keo, giảm thể tích tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi tiểu hay suy thận, bệnh nhân hen suyễn.
- Suy gan nặng, suy thận nặng có Clcr < 30 ml/ phút, suy tim sung huyết.
- Dùng chung với các thuốc có chứa paracetamol, NSAID khác.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Không sử dụng nếu có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm
Tác dụng phụ của Hapacol pain
- Thường gặp: mẩn ngứa, ngoại ban; sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn.
- Ít gặp: phản ứng dị ứng, viêm mũi, nổi mày đay; đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển; lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác, thính lực giảm; thời gian chảy máu kéo dài; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Hiếm gặp: hội chứng Steven-Johnson, rụng tóc; trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc; rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu.
- Nguy cơ huyết khối tim mạch (xem thêm phần Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc).
- Thông báo với bác sĩ các tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm.
Tương tác
- Thuốc làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và coumarin.
- Paracetamol làm tăng nồng độ của cloramphenicol.
- Cholestyramin làm giảm hấp thu paracetamol. Metoclopramid và domperidon làm tăng sự hấp thu của paracetamol.
- Dùng ibuprofen với corticosteroid làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét dạ dày tá tràng.
- Sử dụng đồng thời ibuprofen với thuốc chống kết tập tiểu cầu, các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) làm gia tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa. Dùng đồng thời ibuprofen với ciclosporin, thuốc lợi tiểu, tacrolimus làm tăng độc tính trên thận.
- Ibuprofen làm giảm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, mifepriston; làm tăng nguy cơ co giật của kháng sinh nhóm quinolon.
- Zidovudin làm gia tăng nguy cơ độc tính huyết học với NSAID.
- Sử dụng đồng thời ibuprofen với glycosid tim có thể làm trầm trọng thêm suy tim, giảm độ lọc cầu thận và làm tăng nồng độ glycosid tim trong huyết tương.
- Ibuprofen làm giảm thải trừ lithi, methotrexat.
- Thông tin với bác sĩ nhữnh sản phẩm, thuốc mà bạn đang sử dụng.
Khi sử dụng Hapacol pain cần lưu ý khi những điều gì?
- Lưu ý chung:
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
- Để xa tầm tay của trẻ em
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú:
- Thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Người lái xe, điều khiển và vận hành máy móc:
- Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Làm gì khi quá liều Hapacol pain
- Lưu ý sử dụng đúng liều lượng đã thông tin trên hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp quá liều nếu khẩn cấp hãy đến nay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bảo quản
- Bảo quản nới khô ráo thoáng mát
- Tránh ẩm ướt và nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Nhà sản xuất
- CTCP Dược Hậu Giang - CN nhà máy DP DHG tại Hậu Giang
Sản phẩm tương tự
Giá Hapacol pain là bao nhiêu?
- Hapacol pain hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua Hapacol pain ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Hapacol pain tại Trường Anh Pharm bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
- Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo: https://drugbank.vn/
Câu hỏi thường gặp
Hapacol pain - Thuốc giảm đau hạ sốt của DHG hiện đã được phân phối tại Trường Anh Pharm với số lượng lớn, đủ để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Để mua hàng, bạn có thể chọn một trong những cách sau:
- C1: Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
- C2: Mua hàng trên website: https://nhathuoctruonganh.com
- C3: Mua hàng qua số điện thoại hotline: 097.189.9466
- C4: Mua hàng qua Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này