Thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm
Có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay với các dạng bào chế khác nhau, mỗi loại thuốc đều có liều dùng và tác dụng phụ khác vì thế cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc dạng tiêm thường dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc người bệnh không thể sử dụng đường uống, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm hiện nay.
Enalaprilat
Enalaprilat là thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng điều trị tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim, bệnh thận do đái tháo đường và suy thận tuần tiến mạn.
Thuốc được sử dụng để tiêm tĩnh mạch với liều dùng 0,625-5mg mỗi 6 giờ.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn vị giác, ỉa chảy, buồn nôn, nôn và đau bụng…các tác dụng này thường nhẹ và thoáng qua.
Thuốc Esmolol
Esmolol là thuốc chẹn beta-1 chọn lọc có tác dụng điều trị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh trong và sau phẫu thuật, rối loạn nhịp nhanh trên thất.
Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm truyền với liều 250-500 mcg/kg/phút trong 1 phút, sau đó 50-100 mcg/kg/phút trong 4 phút; có thể lặp lại các bước như trên.
Một số tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…
Sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Esmocard - Thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm
Clonidin - Thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm
Clonidin là thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa, thuốc có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong điều trị.
Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm với hàm lượng 100 microgam/ml (10 ml) theo liều dùng chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm ngủ gà, mệt nhọc, buồn nôn, miệng khô, táo bón, ngoại ban,...
Thuốc chống tăng huyết áp Hydralazin
Hydralazin là thuốc được chỉ định điều trị tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta và các thuốc lợi tiểu không có tác dụng, điều trị suy tim,
Thuốc được bào chế dạng tiêm dùng với liều 10–40 mg truyền tĩnh mạch 4–6 tiếng một lần 10–20 mg tiêm bắp 4–6 tiếng một lần.
Một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt, đau đầu, nôn, làm nặng thêm đau thắt ngực.
Thuốc tiêm điều trị tăng huyết áp Nicardipin
Nicardipin là thuốc chẹn kênh calci được chỉ định điều trị cơn đau thắt ngực ổn định, tăng huyết áp trung bình.
Thuốc được bào chế dạng tiêm với liều dùng 5-15 mg/h tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm nhịp tim nhanh, nhức đầu, mặt đỏ bừng, viêm tĩnh mạch nơi tiêm.
Một số thuốc điều trị có chứa hoạt chất:
Vincardipin - Thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm
Thuốc Nitroglycerin
Nitroglycerin là thuốc được chỉ định điều trị cơn đau thắt ngực, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp kịch phát trong phẫu thuật.
Thuốc được sử dụng truyền tĩnh mạch với liều 5-100 mcg/phút
Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng bao gồm: nhức đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, lo lắng, bồn chồn, giật cơ, đánh trống ngực, metHb máu, dung nạp khi sử dụng kéo dài.
Một số sản phẩm có liên quan:
Thuốc chống tăng huyết áp Phentolamine
Phentolamine là thuốc được chỉ định dự phòng hoặc kiểm soát những cơn tăng huyết áp và điều trị tăng huyết áp do có quá nhiều những amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm.
Thuốc được sử dụng 1-15 mg tiêm tĩnh mạch bolus, sau đó là 1–40 mg/giờ truyền tĩnh mạch.
Tác dụng phụ có thể xảy ra như nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt, đau đầu
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp dạng tiêm khi sử dụng cần phải tuân thủ theo đúng liệu trình và chỉ định của bác sĩ, có sự giám sát của nhân viên y tế, không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh các tác dụng không mong muốn và hậu quả khôn lường.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây: