Thuốc điều trị nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun sán cũng khá cao, nhiều trường hợp gây biến chứng vô cùng nguy hiểm như thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ. Khi nhiễm giun sán, cần được sự thăm khám của bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng để có thể điều trị kịp thời bằng thuốc điều trị nhiễm giun sán. Hãy cùng nhà thuốc Trường Anh tham khảo một số loại thuốc điều trị nhiễm giun sán hiệu quả.
Albendazole - Thuốc điều trị nhiễm giun sán
Albendazole là nhóm thuốc đặc trị giun sán, được chỉ định để điều trị các bệnh giun sán dây và các loại nhiễm trùng giun khác. Thuốc Albendazol cũng có phổ tác dụng rộng trên các giun đường ruột như giun đũa, sán lá gan…
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 200 mg, 400 mg. Lọ 10 ml hỗn dịch 20 mg/ml (2%) và 40 mg/ml (4%).
Liều lượng sử dụng: Liều lượng thuốc phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng nhiễm giun sán của bệnh nhân. Vì vậy cần tham vấn ý kiến bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, đau bụng, rụng tóc…
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Albendazole:
Albendazole Stella - Thuốc điều trị nhiễm giun sán
Mebendazole - Thuốc chữa nhiễm giun sán
Mebendazole là thuốc trị giun sán, có tác dụng kháng giun, giúp ngăn ngừa giun phát triển và gia tăng trong cơ thể vật chủ.
Mebendazole được chỉ định để điều trị các loại giun sán: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 100mg, 500mg; dung dịch uống 20mg/ml; hỗn dịch uống 20mg/ml.
Liều lượng sử dụng: Liều lượng sử dụng phụ thuộc tình trạng nhiễm giun sán của bệnh nhân. Vì vậy cần tham vấn ý kiến bác sĩ, dược khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ…
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Mebendazole:
Mebendazol - Thuốc điều trị nhiễm giun sán
Cách phòng ngừa nhiễm giun sán hiệu quả
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa tích cực để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm giun sán cả ở người lớn và trẻ nhỏ.
Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán như: tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần đối với cả trẻ em và người lớn ( lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ); rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thực hiện ăn chín, uống sôi, các loại rau sống cần rửa sạch trước khi ăn; vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi; vệ sinh các nhân sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân gọn gàng…
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số thuốc điều trị nhiễm giun sán hiệu quả. Nhiễm giun sán không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… thậm chí là tử vong. Vì vậy, ngoài dùng thuốc cần tích cực giữ gìn vệ sinh chung và riêng để phòng ngừa nhiễm giun sán hiệu quả.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan: