Thuốc điều trị máu khó đông

     Bệnh  máu khó đông là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường. Bệnh nhân khó cầm máu hơn, chảy máu trong thời gian dài. Bệnh máu khó đông để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng nhà thuốc Trường Anh tham khảo một số thuốc điều trị máu khó đông hiệu quả hiện nay.

Những biểu hiện của bệnh máu khó đông

Với bệnh nhân bị máu khó đông, máu thường loãng hơn người bình thường. Vì vậy, khi bị chảy máu sẽ khó cầm máu hơn. Bệnh máu khó đông gồm nhiều biểu hiện khác nhau như khi bệnh nhân bị va chạm dẫn đến xây xát hoặc bị thương, tình trạng xuất huyết thường xảy ra, máu chảy tại vết thương khó cầm được; trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt bầm tím không rõ nguyên nhân; chảy máu kéo dài sau phẫu thuật hoặc nhổ răng; khớp có hiện tượng sưng đau bất thường; trong phân và nước tiểu có máu…

Nguyên nhân máu khó đông - Thuốc điều trị máu khó đông

Nguyên nhân máu khó đông - Thuốc điều trị máu khó đông

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông có tính di truyền cao, nếu có mẹ bị máu khó đông, trẻ sinh ra nếu không được sàng lọc thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. 

Bệnh máu khó đông thường khó phát hiện và người bệnh thường chủ quan nên khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, có thể gặp một số biến chứng như: bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu ở nhiều nơi trên cơ thể như nướu răng, đường tiêu hóa, cơ bắp, bàng quang… Thậm chí chảy máu tại các khớp dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa và gây biến dạng khớp.

Ngoài ra biến chứng nguy hiểm là người bệnh còn bị mất ý thức, phương hướng và tổn thương não do xuất huyết làm tăng áp lực nội hộp sọ. 

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị mất máu không kiểm soát, dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.

Một số thuốc điều trị máu khó đông

Antihemophilic Factor:

  • Antihemophilic Factor là yếu tố chống đông máu được chỉ định trong điều trị bệnh máu khó đông A (thiếu Yếu tố VIII bẩm sinh) ở người lớn và trẻ em với điều trị theo yêu cầu và kiểm soát các đợt chảy máu, dự phòng định kỳ để giảm tần suất xuất huyết, xử trí chảy máu trước phẫu thuật; Bệnh von Willebrand; Thiếu hụt yếu tố XIII

  • Bào chế và hàm lượng: Bột đông khô tiêm tĩnh mạch hàm lượng 250, 500, 1000, 1500, 2000, 2500 hoặc 3000 IU.

  • Liều lượng sử dụng: Tùy tình trạng bệnh lý, sử dụng sản phẩm cần theo chỉ định của bác sĩ.

  • Tác dụng phụ có thể gặp như phát ban, nổi mề đay, đau tức ngực, khó thở, choáng váng, sốt, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đau, sưng ngứa hay kích ứng chỗ tiêm…

Tranexamic acid:

  • Tranexamic acid là thuốc cầm máu, thuốc chống tiêu fibrin. Thuốc được dùng trong phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu răng miệng ở người bị rối loạn đông máu, hỗ trợ giảm mất máu trong phẫu thuật, phòng ngừa chảy máu sau chấn thương mắt, chảy máu mũi tái phát…

  • Bào chế và hàm lượng: Dạng viên nén, viên nén bao phim hàm lượng 250mg,500mg, 1000mg. Dạng viên nang hàm lượng 250mg, 500mg. Dạng ống tiêm hàm lượng  50mg/ ml, 100mg/ ml, 250mg/ 5ml, 500mg/ 5ml, 1000mg/ 10ml.

  • Liều lượng sử dụng: Tùy tình trạng bệnh lý, sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn dẫn của bác sĩ.

  • Tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tiêu hóa.

Tham khảo một số thuốc điều trị máu khó đông:

Tranexamic Acid - Thuốc điều trị máu khó đông

Tranexamic Acid - Thuốc điều trị máu khó đông

Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số thuốc điều trị máu khó đông. Trong quá trình điều trị, người bệnh không ăn đồ ăn cứng, xương gây chảy máu răng, bổ sung nhiều bí ngô, rau cải vào bữa ăn…

Tham khảo bài viết liên quan:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB