Thuốc điều trị loét thực quản
Thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày, là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Bệnh loét thực quản là một dạng của tình trạng viêm loét đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày gây nên hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh cần điều trị sớm bằng bằng thuốc khi phát hiện bệnh để tránh biến chứng nguy hiểm. Cùng nhà thuốc Trường Anh tìm hiểu một số thuốc điều trị loét thực quản hiệu quả hiện nay.
Esomeprazol - Thuốc điều trị loét thực quản
Esomeprazol là thuốc ức chế bơm proton, dùng để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – thực quản. Bên cạnh đó thuốc dùng để phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra do thuốc kháng viêm không steroid.
Cơ chế hoạt động: Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra.
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 20 mg, 40 mg. Lọ 40 mg bột pha tiêm (dưới dạng muối natri).
Liều lượng sử dụng: Liều dùng thường là 20mg/lần x 2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc 40mg/lần x 1 lần/ngày trong 10 ngày.
Tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón…
Tham khảo một vài sản phẩm có chứa hoạt chất:
Esomeprazol - Thuốc điều trị loét thực quản
Natri pantoprazol
Pantoprazol thường được dùng dưới dạng muối natri là một thuốc ức chế bơm proton, tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và cả khi dạ dày bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào.
Pantoprazol được dùng trong điều trị một số bệnh lý về dạ dày và thực quản như trào ngược dạ dày, loét thực quản, ngăn ngừa ung thư thực quản.
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 20 - 40 mg. Viên nang 40 mg. Bột pha tiêm lọ 40 mg.
Liều lượng sử dụng: uống mỗi ngày một lần 20 - 40 mg vào buổi sáng trong 4 tuần sau có thể tăng lên 8 tuần nếu bác sĩ chỉ định.
Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Tham khảo một vài sản phẩm có chứa hoạt chất:
Pantoprazol - Thuốc điều trị loét thực quản
Lansoprazole - điều trị loét thực quản
Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, thường được chỉ định để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản như loét thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày.
Cơ chế hoạt động: Thuốc hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng.
Bào chế và hàm lượng: Viên nang 15 mg, 30 mg; viên nén 15 mg, 30 mg.
Liều lượng sử dụng: 15 mg uống mỗi ngày một lần lúc 30 phút trước khi ăn cho đến 4 tuần.
Tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy…
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số loại thuốc điều trị loét thực quản hiệu quả hiện nay. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ thói quen ăn chậm, không ăn quá nhiều, không nằm ngay sau khi ăn, tránh các chất kích thích.
Tham khảo bài viết liên quan: