Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống
Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng lao đa kháng cao nhất thế giới, tình trạng lao kháng thuốc ngày càng tăng. Việc điều trị lao kháng thuốc tốn kém và thời gian điều trị còn kéo dài hơn gấp nhiều lần so với người mắc lao thông thường. Để điều trị lao kháng thuốc cần có sự kết hợp của nhiều loại thuốc và thời gian tối thiểu là 9 tháng. Bài viết dưới đây Trường Anh điểm danh qua thông tin của một vài loại thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống.
Điều trị lao kháng thuốc Bedaquiline
Bedaquiline là thuốc được chỉ định phối hợp với các thuốc khác điều trị bệnh lao phổi đa kháng thuốc ở những người bị hạn chế lựa chọn điều trị. Bedaquiline là thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lao.
Bedaquiline được bào chế dưới dạng viên uống cách dùng thường 1 lần mỗi ngày trong 2 tuần đầu tiên, tiếp theo là 3 lần một tuần trong 22 tuần.
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Bedaquiline bao gồm: các triệu chứng tổn thương gan (như nước tiểu sẫm màu, buồn nôn dai dẳng, nôn, chán ăn…
Bedaquiline - Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống
Thuốc Clofazimine
Clofazimine là thuốc thuộc nhóm thuốc trị phong, có tác dụng phối hợp với thuốc khác trong điều trị phong thể nhiều vi khuẩn, điều trị và phòng ngừa phong u có phản ứng hồng ban nút.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang được sử dụng theo đường uống với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm: hay đổi màu da từ hồng sang nâu đen, da khô, vảy cá, ngứa, nổi ban trên da, khô mắt, ngứa mắt, bị kích thích, chảy nước mắt…
Cycloserin - Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống
Cycloserin là thuốc được chỉ định điều trị lao đã có kháng thuốc khi sử dụng được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh lao khác như Streptomycin, Ethambutol, Rifampicin..
Cycloserine là thuốc kháng sinh giúp ngăn cản vi khuẩn, hạn chế tối đa tình trạng kháng thuốc ở người bệnh lao.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, thời gian sử dụng 2 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều khởi đầu ở người lớn thường là 250mg/lần, không dùng quá 1000mg mỗi ngày.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, lo âu, ngủ gà, run rẩy, trầm cảm…
Thuốc Ethionamid
Ethionamid là thuốc chống lao hàng hai được sử dụng trong điều trị bệnh lao kháng thuốc, phối hợp với 2 - 4 thuốc điều trị lao khác bao gồm cả các thuốc hàng đầu và hàng hai.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng liều trùng bình 15 - 20 mg/kg/ngày, thông thường từ 500 mg - 750 mg/ngày, (tối đa 1g/ngày), có tới 50% người bệnh không thể dung nạp liều 1g/ngày.
Tác dụng phụ bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, cảm thấy vị kim loại, buồn nôn, nôn…
Thuốc Linezolid trị lao kháng thuốc
Linezolid là thuốc kháng sinh nhóm oxazolidinone có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng mà các thuốc kháng sinh không thể chữa được.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén liều dùng người lớn uống 400 - 600 mg mỗi 12 giờ., trẻ em liều dùng tính theo độ tuổi.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, rối loạn vị giác, tăng enzym gan…
IDOMAGI - Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống
Một số các sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:
Các loại thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng uống hiện nay được sử dụng phổ biến và có hiệu quả cao. Việc mắc lao kháng thuốc sẽ khiến người bệnh đối mặt với tình trạng sức khỏe trầm trọng, tốn thời gian và tiền bạc. Để đạt được hiệu quả cao nhất tránh lây lan cộng đồng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây: