Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng tiêm

           Lao kháng thuốc là tình trạng bệnh mà vi khuẩn lao kháng lại các thuốc chống lao khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Đây là một thể bệnh cực kỳ nguy hiểm mang theo những hậu quả nghiêm trọng. Điều trị lao kháng thuốc cần phải được kết hợp với các loại thuốc khác tối thiểu là 9 tháng. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn một số thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng tiêm.

Mục tiêu điều trị lao kháng thuốc

Điều trị lao kháng thuốc giúp làm giảm nhanh lượng trực khuẩn để giảm tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử vong. Để đạt được mục tiêu này cần loại thuốc diệt khuẩn mạnh như isoniazid và rifampicin.

Giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các chủng đột biến và kháng thuốc

Giúp ngăn ngừa tái phát bệnh trở lại

Thuốc điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp với các loại thuốc tối thiểu 9 tháng như thuốc kháng sinh, một số loại thuốc kháng sinh tiêm…

Mục tiêu sử dụng thuốc điều trị lao kháng thuốc

Mục tiêu sử dụng thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng tiêm

Một số thuốc điều trị lao kháng thuốc hiện nay

Thuốc Amikacin:

  • Amikacin là thuốc kháng sinh nhóm aminoside có tác dụng điều trị ngắn hạn nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng. Thuốc dùng phối hợp với cephalosporin, penicilin và các kháng sinh khác, phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn. Amikacin chỉ được dùng đặc biệt trong các trường hợp có thể có kháng gentamicin hoặc tobramycin.

  • Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm và bột pha tiêm, thuốc dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với liều thông thường ở người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình thường là 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.

  • Tác dụng phụ thường gặp như chóng mặt, Protein niệu, tăng creatinin và tăng urê máu, giảm khả năng nghe đọc…

Thuốc Capreomycin:

  • Capreomycin là thuốc kháng sinh, chống lão có tác dụng điều trị bệnh lao kháng thuốc đặc biệt là trong trường hợp đa kháng thuốc hoặc người bệnh không dung nạp với các thuốc chống lao hàng đầu.

  • Thuốc được dùng để tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch với liều dùng người lớn liều hằng ngày 15 - 20mg/kg hoặc tới 1g (Capreomycin base) x 1 lần/ngày trong 60 - 120 ngày. Sau đó, dùng liều 1g, tiêm 2 - 3 lần/tuần; trẻ em điều chỉnh theo độ tuổi.

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm: tăng ure huyết, mất thính giác lâm sàng, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu.

Thuốc Kanamycin:

  • Kanamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside có tác dụng diệt khuẩn, điều trị nhiều loại nhiễm trùng. Thuốc dùng điều trị lao và lao ngoài phổi khi không thể dùng được các loại thuốc kháng sinh khác do bị kháng hoặc chống chỉ định.

  • Thuốc được dùng để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với liều lượng người lớn 2g kanamycin IM, chia làm sáng và tối. Trẻ em  tiêm bắp thể trọng bệnh nhân 30-50 mg / kg mỗi ngày.

  • Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: độc với tai, phản ứng nhiễm dộc thận.

Một số sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:

Amikacin - Thuốc điều trị lao kháng thuốc

Amikacin - Thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng tiêm

Tình trạng lao kháng thuốc ở nước ta hiện nay cũng như các nước khác trên thế giới gia tăng cao, việc chẩn đoán xác định được bệnh để có phương án điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp giữa bệnh nhân với bác sĩ, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, cách sử dụng thuốc điều trị lao kháng thuốc dạng tiêm, cũng như các dạng khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ