Thuốc điều trị Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây từ người sang người qua những giọt nhỏ li ti được phát tán trong không khí nếu người bị bệnh vô tư ho, khạc nhổ, hát hò nơi công cộng. Bệnh lao phổi không dễ điều trị, khi phát hiện bệnh, cần điều trị bằng các thuốc điều trị bệnh lao phổi chuyên biệt theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc điều trị bệnh lao phổi
Mỗi loại thuốc điều trị bệnh lao phổi sẽ có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao. Do đó, trong quá trình điều trị, cần phối hợp các loại thuốc điều trị bệnh lao phổi khác nhau theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Pyrazinamide - Thuốc chữa bệnh lao phổi
Thuốc Pyrazinamide được kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị bệnh lao phổi. Đây là một loại kháng sinh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc được kê để điều trị lao phổi giai đoạn mới chẩn đoán; tái điều trị bệnh lao phổi và tình trạng các thể bệnh lao ngoài phổi.
Hàm lượng và đóng gói: viên nén hàm lượng 500mg.
Liều lượng sử dụng: Liều điều trị hàng ngày: Liều từ 20-30mg Pyrazinamid / kg cân nặng/ ngày. Liều điều trị cách quãng (3 ngày/ tuần): Liều từ 30-40mg Pyrazinamid / kg cân nặng/ ngày. Liều điều trị cách quãng ( 2 ngày/ tuần): Liều từ 40-50mg Pyrazinamide/ kg cân nặng/ ngày.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ảnh hưởng chức năng gan, gây viêm gan, đau nhức xương khớp, rối loạn chuyển hóa Acid Uric trong máu.
Tham khảo sản phẩm thuốc Pyrazinamide:
Pyrazinamide 500mg - Thuốc điều trị bệnh lao phổi
- Rifampicin
Thuốc Rifampicin là loại kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ Rifamycin, đặc trị lao phổi và phong.
Hàm lượng và đóng gói: Viên nang 500 mg, 300 mg và 150 mg. Lọ 120ml, nhũ dịch 1% để uống. Lọ 600mg dạng bột đông khô màu đỏ để pha tiêm, kèm ống 10 ml dung môi.
Liều lượng sử dụng: Theo chỉ định của bác sĩ
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn như ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, rối loạn kinh nguyệt hoặc nặng hơn là giảm tiểu cầu, bạch cầu… Khi gặp những tác dụng phụ này cần liên hệ bác sĩ ngay.
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Rifampicin
- Rifampicin 300mg Mekophar
- Rifampicin 150mg Mekophar
- Isoniazid - Thuốc phòng bệnh lao phổi
Thuốc Isoniazid là một thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, được dùng trong điều trị và phòng chống bệnh lao.
Cơ chế hoạt động: Cơ chế tác dụng chính xác của isoniazid vẫn chưa biết, nhưng có thể do thuốc ức chế tổng hợp acid mycolic là thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn nhạy cảm, dẫn đến phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao.
Hàm lượng và đóng gói: Viên nén 300, 150, 100 và 50mg, Siro 50mg/5 ml, Ống tiêm 1 g/10 ml; 100mg/1 ml
Liều lượng sử dụng:Tốt nhất là bạn nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Có thể uống thuốc ngay trong bữa ăn, nếu bị kích ứng đường tiêu hóa. Isoniazid bao giờ cũng phải dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác, như streptomycin, rifampicin, pyrazinamid và ethambutol theo các phác đồ điều trị quốc gia. Liều lượng sử dụng cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn của sản phẩm như: mệt mỏi, chán ăn, ỉa chảy, buồn nôn, đau vùng thượng vị, viêm gan, tê bì tay chân. Khi có các tác dụng phụ nặng hơn như: sốt, phát ban, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu… cần liên hệ bác sĩ ngay.
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Isoniazid:
Isoniazid 300mg Imexpharm - Thuốc điều trị bệnh lao phổi
- Thuốc Ethambutol hydrochlorid
Thuốc Ethambutol là một loại thuốc kháng sinh, là thuốc chống lao tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn là một loại thuốc kháng sinh. Thuốc cũng ức chế sự phát triển của hầu hết các chủng vi khuẩn lao kháng isoniazid và streptomycin.
Hàm lượng và đóng gói: Viên nén 100mg và 400mg ethambutol hydroclorid.
Liều lượng sử dụng: 25 mg/kg trong 8 tuần đầu và 15 mg/kg cho thời gian tiếp theo. Liều lượng cụ thể nên có sự tham vấn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc như: Tăng acid uric máu nhất là trong 2 tuần đầu, sốt, đau khớp. Một số tác dụng ít gặp như: Viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực và không phân biệt được màu đỏ với màu xanh lá cây.
Tham khảo sản phẩm thuốc Ethambutol:
Phòng ngừa bệnh lao phổi
Để phòng ngừa bệnh lao phổi cần:
-
Tiêm phòng bệnh lao phổi đầy đủ.
-
Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc người bị bệnh lao phổi phải đeo khẩu trang.
-
Không dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh.
-
Khi hắt hơi phải che miệng.
-
Thường xuyên rửa tay với xà phòng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
-
Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý
Điều trị bệnh lao phổi khá phức tạp. Khi phát hiện nhiễm bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị bệnh lao phổi theo đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc ngay khi cả đã hết triệu chứng của bệnh.
Tham khảo một số bài viết liên quan: