Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng tiêm
Hiện nay hầu hết bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn ngăn chặn chúng nhân liên, thuốc kháng virus ngăn chặn sự nhân lên của virus, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Các loại thuốc này được bào chế dưới các dạng khác nhau như dạng uống, dạng tiêm, dạng nhỏ giọt hay dùng ngoài…Tuy nhiên trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, vị trí sâu, trường hợp đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc bệnh nhân không dung nạp thuốc qua đường tiêu hóa khi đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nhiễm khuẩn dạng tiêm.
Thuốc Ofloxacin
Ofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Ofloxacin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm hàm lượng 4mg/ml, 5mg/ml, 20mg/ml, 40mg/ml. Thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng như buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng.
Một số sản phẩm như:
Thuốc kháng sinh Pefloxacin
Pefloxacin là thuốc được chỉ định điều trị một số loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Thuốc được dùng tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Các sản phẩm có chứa Pefloxacin:
Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng tiêm Amoxicilin + acid clavulanic
Amoxicilin + acid clavulanic là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminopenicillin + chất ức chế betalactamase, thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm.
Amoxicilin + acid clavulanic được bào chế dưới dạng bột pha tiêm
Cách dùng: tiêm tĩnh mạch tiêm chậm trong 3-4 phút người lớn và trẻ em trên 40kg là 1,2 g mỗi 8 giờ; trẻ dưới 40kg liều dùng tính theo amoxicillin.
Tác dụng phụ thường gặp như tăng nhẹ enzyme gan và bilirubin; nôn, buồn nôn, tiêu chảy; dị ứng da.
Thuốc điều trị nhiễm khuẩn Cefazolin
Cefazolin là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin diệt khuẩn thế hệ đầu tiên được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng sau do vi sinh vật nhạy cảm gây ra.
Thuốc Cefazolin được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm truyền hàm lượng 1g,2g, liều lượng sử dụng phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Thuốc dùng tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3 - 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Liều thông thường dùng cho người lớn là 0,5 - 1 g, 6 - 12 giờ/lần. Liều tối đa thường dùng là 6g/ngày.
Một số sản phẩm có chứa Cefazolin:
Thuốc Cefepim
Cefepim là thuốc kháng sinh hiện nay được sử dụng phổ biến, thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn.
Thuốc dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ tiêm tĩnh mạch chậm 3 - 5 phút dung dịch chứa 100mg/ml hoặc truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong khoảng 30 phút hoặc tiêm bắp sâu.
Tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm tiêu chảy, phát ban, ngứa, đau đầu.
Thuốc kháng sinh Cefotaxim
Cefotaxim là thuốc kháng sinh thế hệ 3 có tác dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm.
Thuốc được sử dụng để tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 - 6 g chia làm 2 hoặc 3 lần.
Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm ỉa chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau, phản ứng viêm ở chỗ tiêm.
Tham khảo một số các sản phẩm:
Thuốc chống nhiễm khuẩn Cefotiam
Cefotiam là thuốc kháng sinh loại cephalosporin có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do phẫu thuật. Ngoài ra thuốc còn dùng điều trị các nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Cefotiam được sử dụng tiêm bắp tay hoặc tiêm tĩnh mạch với liều người lớn 6g/ngày, 6 tiếng tiêm 1 lần; trẻ em liều 40 – 80mg/kg cân nặng/ngày, 8 tiếng tiêm 1 lần.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng kèm tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...
Một số sản phẩm có chứa Cefotiam:
Trên đây chỉ là một vài các thuốc chống nhiễm khuẩn dạng tiêm được Trường Anh liệt kê giúp bạn đọc tham khảo thêm. Ngoài ra còn rất nhiều các thuốc khác như Moxifloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin, Minocyclin, Tigecyclin, Daptomycin, Fosfomycin, Linezolid, Teicoplanin, Imipenem + cilastatin, Cefuroxim, Cefoperazon + sulbactam...