Thuốc chống động dạng tiêm
Thuốc chống đông có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối giảm các tình trạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh thậm chí gây tử vong. Các thuốc chống đông hầu hết nên được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số thuốc chống đông dạng tiêm hiện nay.
Thuốc chống đông Enoxaparin (natri)
Enoxaparin (natri) là thuốc chống đông máu được chỉ định dùng trong dự phòng huyết khối tắc tĩnh mạch trong phẫu thuật, dự phòng đông máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể, dự phòng huyết khối tắc tĩnh mạch sâu trên người bệnh có nguy cơ suy tim, điều trị đau thắt ngực.
Thuốc sử dụng dạng tiêm với liều dùng tiêm 20mg/ngày 1 lần dùng trong 7-10 ngày và theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp như chảy máu nặng.
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Lovenox 60mg - Thuốc chống đông dạng tiêm
Heparin (natri) - Thuốc chống đông dạng tiêm
Heparin (natri) là thuốc chống đông máu giúp ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, thuốc được chỉ định phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, phòng điều trị nghẽn mạch phổi, sử dụng trước phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu.
Thuốc dùng để tiêm dưới da hoặc tiêm vào tĩnh mạch qua tĩnh mạch với liều dùng 17.500 đơn vị tiêm dưới da liên tục mỗi 12 giờ. Liều lượng được điều chỉnh để duy trì aPTT từ 1,5 - 2,5 lần so với mức bình thường. Dạng thuốc truyền 5.000 đơn vị/lần, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục 1.300 đơn vị/giờ.
Một số các tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi hoặc khó thở trong hoặc sau khi tiêm.
Tham khảo một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Heparin Belmed - Thuốc chống đông dạng tiêm
Nadroparin
Nadroparin là thuốc chống đông nhóm heparin phân tử lượng thấp có tác dụng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, dự phòng huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch trong phẫu thuật, dự phòng đông máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể khi thẩm phân máu, điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim.
Thuốc được sử dụng để tiêm dưới da với liều dùng theo từng tình trạng của người bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: giảm tiểu cầu, hoại tử dưới da ở vùng tiêm, máu tụ, dị ứng da hoặc toàn thân, loãng xương và tăng kali máu hiếm gặp.
Warfarin (muối natri)
Warfarin (muối natri) là thuốc chống đông máu kháng vitamin K nhóm coumaiin.
Thuốc được chỉ định điều trị ngắn hạn huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi cấp tính, phòng huyết khối cho người bệnh phải bất động kéo dài sau phẫu thuật, nhồi máu cơ tim cấp, phòng bệnh dài hạn.
Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm chậm và liên tục trong 1-2 phút vào một tĩnh mạch ngoại biên,
Một số tác dụng phụ thường gặp như chảy máu, ngoài ra một số các tác dụng phụ ít gặp khác như ỉa chảy, ban đỏ, rụng tóc…
Việc sử dụng thuốc chống đông dạng tiêm hay dạng uống phụ thuốc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc hay dạng thuốc nào phù hợp cho người bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của nhân viên y tế để đạt kết quả cao trong điều trị bệnh, giúp phục hồi sức khỏe sớm.