Thuốc chống co thắt dạng tiêm
Thuốc chống co thắt có tác dụng điều trị các cơn đau do co thắt đường mật, co thắt đường tiêu hóa, co thắt đường tiết niệu, co thắt đường tiết niệu và đường sinh dục…Thuốc được bào chế ở các dạng như đường uống hay đường tiêm truyền, mỗi một loại thuốc đều có tác dụng và chỉ định liều dùng khác nhau. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc chống co thắt dạng tiêm.
Alverin citrat
Alverin citrat có tác dụng ức chế cơ trơn được sử dụng làm giảm đau các cơn co thắt, giảm đau do viêm dạ dày - tá tràng, bệnh đường ruột, viêm đại tràng co thắt. Ngoài ra ra thuốc giúp giảm hoặc cắt cơn đau trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, người bệnh có triệu chứng đi tiêu ra máu, sốt, táo bón nặng, chảy máu…
Thuốc chống co thắt Atropin sulfat
Atropin sulfat là thuốc được sử dụng trong loét dạ dày – tá tràng, rối loạn bộ máy tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, điều trị chứng tiêu chảy cấp, các rối loạn khác có co thắt cơ trơn như đau quặn thận, đau co thắt đường mật…
Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm hàm lượng 0,25mg/ml, 0,5mg/ml theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp phải như khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt và giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, bị chậm nhịp tim thoáng qua, lú lẫn , hoang tưởng…
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Atropin sulfat Kabi - Thuốc chống co thắt dạng tiêm
Thuốc chống co thắt dạng tiêm Hyoscin butylbromid
Hyoscin butylbromid là thuốc được chỉ định điều trị cơn co thắt dạ dày, đường mật, niệu, sinh dục, hỗ trợ chuẩn đoán khi có co thắt trong nội soi dạ dày, X-quang.
Thuốc được sử dụng đường tiêm với liều tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút; 20 - 40 mg lặp lại sau 30 phút nếu cần (tối đa 100 mg/ngày).
Tác dụng thường gặp như phản ứng da, phản vệ, tăng áp lực nội nhãn, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.
Một số sản phẩm liên quan:
Thuốc tiêm Papaverin hydroclorid
Papaverin hydroclorid là thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật. Thuốc sử dụng khi có cơn đau bụng, cơn đau quặn thận, quặn mật.
Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm tiêm chậm trong 1-2 phút, với liều 30 mg; tuy nhiên có thể dùng liều 30 - 120 mg, tiêm nhắc lại, cứ 3 - 4 giờ một lần, nếu cần.
Một số sản phẩm điều trị có chứa hoạt chất trên:
Paparin - Thuốc chống co thắt dạng tiêm
Thuốc Tiemonium methylsulfat
Tiemonium methylsulfat là thuốc chống co thắt giúp làm giảm co thắt cơ của ruột, hệ thống mật, bàng quang và tử cung.
Thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng cơn đau liên quan.
Thuốc được sử dụng đê3r tiêm bắp sâu nếu tiêm tĩnh mạch không được, với liều 5-20mg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm (trên 3 phút) hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Tác dụng phụ thường gặp như khô miệng, đặc chất tiết phế quản, giảm tiết nước mắt, rối loạn điều tiết, nhịp tim nhanh, hồi hộp, táo bón
Phloroglucinol hydrat + trimethyl phloroglucinol
Phloroglucinol hydrat + trimethyl phloroglucinol là thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng đau do co thắt trong bệnh lý đường tiêu hoá, gan mật, tiết niệu, các biểu hiện đau hoặc co thắt trong phụ khoa, hỗ trợ những cơn co thắt trong thai kỳ.
Thuốc được sử dụng dạng đường tiêm với liều 1-3 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Tác dụng không mong muốn bao gồm phát ban, nổi mề đay, phù Quincke.
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Fluximem injection - Thuốc chống co thắt dạng tiêm
Mỗi loại thuốc chống co thắt đều có chỉ định và tác dụng phụ khác nhau, vì vậy người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị đặc biệt là thuốc chống co thắt dạng tiêm để tránh hậu quả không lường.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây: