Thuốc chống co thắt dạng uống

     Có rất nhiều loại thuốc chống co thắt, trong đó thuốc chống co thắt cơ trơn được sử dụng nhiều để điều trị. Các loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, với mỗi loại thuốc lại phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc chống co thắt dạng uống.

Thuốc Alverin citrat

Alverin citrat là thuốc chống co thắt cơ trơn có tác dụng chống đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa của ruột kết, các cơn co thắt đường mật, cơn đau quặn thận.

Thuốc được sử dụng đường uống với liều dùng mỗi lần 60 - 120mg dưới dạng citrat, ngày 1 - 3 lần.

Tác dụng không mong muốn bao gồm: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng.

Một số sản phẩm có chứa thành phần:

Alverin Thephaco - Thuốc chống co thắt cơ trơn dạng uống

Alverin Thephaco - Thuốc chống co thắt cơ trơn dạng uống

Thuốc chống co thắt Drotaverin clohydrat

Drotaverin clohydrat là thuốc chống co thắt có tác dụng điều trị giảm đau bụng kinh, sỏi thận, sỏi mật và dạ dày ruột. Ngoài ra thuốc còn dùng giảm đau do hội chứng ruột kích thích, đau đầu, chu kỳ kinh nguyệt và giảm co thắt cổ tử cung khi chuyển dạ…

Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều dùng người lớn có thể là 40-80mg 3 lần một ngày.

Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, thay đổi tốc độ nhu động ruột, chóng mặt, khó thở, dị ứng da, sưng mặt, giảm huyết áp, chóng mặt…

Một số sản phẩm có chứa thuốc điều trị:

Thuốc chống co thắt dạng uống - Hyoscin butylbromid

Hyoscin butylbromid là thuốc có tác dụng điều trị các trường hợp co thắt nội tạng cấp tính, thuốc làm giảm cơn đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu sinh dục, chống co thắt cơ trơn trong quá trình chuẩn đoán.

Thuốc được sử dụng đường uống với liều dùng 20 mg, có thể nhắc lại sau 30 phút nếu cần, tới liều tối đa 100 mg/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, tim đập nhanh, rối loạn điều tiết thị giác.

Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:

Thuốc chống co thắt Mebeverin hydroclorid

Mebeverin hydroclorid là thuốc được chỉ định điều trị hội chứng ruột kích thích, co thắt đường tiêu hóa, táo bón do co thắt, viêm niêm mạc, đại tràng…

Thuốc được sử dụng đường uống với liều dùng 135 mg x 3 lần/ngày

Tác dụng không mong muốn bao gồm chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, chán ăn, giảm nhịp tim, quá mẫn.

Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:

Verimed 135mg - Thuốc chồng co thắt cơ trơn dạng uống

Verimed 135mg - Thuốc chồng co thắt cơ trơn dạng uống

Thuốc Papaverin hydroclorid

Papaverin hydroclorid là thuốc chống co thắt có tác dụng dùng để chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật, co thắt mạch vành, mạch não, co thắt phế quản…

Thuốc được sử dụng dạng uống với liều dùng 40 - 100mg, ngày 2 - 3 lần.

Một số các tác dụng phụ ít gặp như đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp nhẹ, chóng mặt, ngủ gà, an thần, ngủ lịm…

Tiropramid hydroclorid

Tiropramid hydroclorid là thuốc chống co thắt dạ dày ruột, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn mật, co thắt đường mật như sỏi túi mật, viêm túi mật, viêm đường mật, các cơn đau quặn thận, co thắt tử cung như đau bụng kinh, dọa sẩy thai, cơn co cứng

Thuốc sử dụng đường uống với liều dùng 100mg x 2 - 3 lần/ngày, uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón, phản ứng dị ứng…

Tham khảo thêm một số sản phẩm:

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một số loại thuốc chống co thắt dạng uống.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB