Thuốc chống co giật dạng tiêm

           Thuốc chống co giật hay còn gọi là thuốc chống động kinh có tác dụng kiểm soát tối đa các cơn với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Có nhiều loại thuốc chống co giật hiện nay được đưa vào sử dụng trong phác đồ điều trị, một trong những số đó phải kể đến là thuốc chống co giật dạng tiêm. Đối với dạng thuốc này cần được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế có chuyên môn.

Thuốc Levetiracetam

Levetiracetam là thuốc chống co giật có thể dùng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị các rối loạn co giật giúp làm giảm tần suất các cơn động kinh ở người lớn và trẻ em.

Thuốc dùng tiêm tĩnh mạch ngay lập tức 500mg hai lần mỗi ngày. Liều dùng của người lớn và trẻ em đều dựa trên tình trạng sức khỏe và trọng lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng bao gồm rối loạn hành vi, cảm xúc, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, nhìn đôi, biếng ăn…

Một số sản phẩm có chứa Levetiracetam:

Visulin - Thuốc chống co giật dạng tiêm

Visulin - Thuốc chống co giật dạng tiêm

Thuốc chống động kinh Phenobarbital

Phenobarbital là thuốc co giật được sử dụng đơn trị hoặc phối hợp các thuốc khác giúp kiểm soát cơn co giật, giảm nguy cơ gây hại khi mất ý thức và giảm thiểu nguy cơ đe dọa tính mạng.

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tiêm 200mg/ml, dung dịch đậm đặc để pha loãng khi tiê.

Thuốc có thể dùng tiêm dưới da, tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch với liều người lớn tiêm 100-320mg, lặp lại nếu cần cho tới tổng liều 600mg/24 giờ. Trẻ em tiêm liều đầu 10-20mg/kg, tiêm 1 lần (liều tấn công hoặc liều nạp), sau đó duy trì 1- 6mg/kg/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp như buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, lo sợ, bồn chồn, bị kích thích, hiếu động, trầm cảm, loạng choạng, nổi mẩn đỏ dị ứng…

Phenytoin - Thuốc chống co giật dạng tiêm

Phenytoin là thuốc chống co giật có tác dụng điều trị cơn động kinh, động kinh tâm thần. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tiêm 50 mg phenytoin natri (50 mg/ml).

Cách dùng: Người lớn và thiếu niên: 15 - 20 mg/kg, tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tốc độ không vượt quá 50 mg/phút. Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 15 - 20 mg/kg, tốc độ không vượt quá 50 mg/phút (tốc độ 1 - 3 mg/kg thể trọng/phút).

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể xảy ra như buồn ngủ, chóng mặt, mấy điều hòa, rung giật nhãn cầu, tăng sản lợi, ngoại ban, mày đay, rậm lông…

Thuốc Valproat natri

Valproat natri là thuốc hướng thần có tác dụng điều trị động kinh, cơn co giật, cơn co cứng, cơn giật cơ, cơn vắng ý thức, dự phòng và điều trị cơn hưng cảm.

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch 100mg/ml, ống 5ml. Liều dùng người lớn truyền tĩnh mạch chậm 20mg/phút trong 60 phút; trẻ em chống co giật (1 – 12 tuổi): 15 – 45mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 - 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp.

Tác dụng phụ rất hay gặp trong quá trình sử dụng bao gồm: chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, run cơ, nhiễm khuẩn, hội chứng giả cúm…

Một thuốc sản phẩm có chứa hoạt chất: Sodium Valproate Aguettant 400mg/4ml

Sodium Valproate Aguettant - Thuốc chống co giật dạng tiêm

Sodium Valproate Aguettant - Thuốc chống co giật dạng tiêm

Việc sử dụng thuốc chống co giật dạng tiêm cần có sự giám sát của nhân viên y tế, người bệnh không được tự ý sử dụng tránh các tác dụng không mong muốn.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ