Thuốc cản quang dạng tiêm, truyền

     Thuốc cản quang được sử dụng để làm tăng mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ, siêu âm hay chụp X quang. Thuốc cản quang hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại thuốc cản quang đặc biệt là các loại thuốc cản quang dạng tiêm, truyền. Hãy cùng Trường Anh điểm danh qua một số loại thuốc cản quang dùng qua đường tiêm truyền hiện nay nhé.

Adipiodon (meglumin)

Adipiodon (meglumin) là thuốc cản quang hướng gan mật, tan trong nước được chỉ định làm thuốc cản quang để chiếu chụp X-quang túi mật và đường dẫn mật.

Thuốc dùng với liều tiêm tĩnh mạch chậm 20 ml  trong 10 phút dung dịch 52% hoặc truyền tĩnh mạch chậm trong 30 - 45 phút 100 ml dung dịch 10,3%.

Tác dụng không mong muốn bao gồm buồn nôn, miệng có vị kim loại, nôn, chóng mặt, nhức đầu…

Thuốc cản quang Amidotrizoat

Amidotrizoat là thuốc đối quang chứa iod, loại monome, ion hoá được sử dụng rộng rãi làm thuốc đối quang.

Thuốc có thể dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch hay động mạch, tiêm trong khớp và xương.

Liều dùng tiêm tĩnh mạch chụp đường tiết niệu thường dùng 1 - 2 ml/kg; với trẻ dưới 20kg thể trọng, có thể cho dùng 2 - 3 ml/kg loại 370 mg iod/ml.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng bao gồm đau tại chỗ tiêm, buồn nôn, nôn, ỉa chảy nhẹ, đau đầu, chóng mặt…

Iobitridol - Thuốc cản quang dạng tiêm, truyền

Iobitridol là thuốc cản quang chứa 3 nguyên tử iod, được chỉ định trong chụp hệ tiết niệu, chụp cắt lớp, chụp X quang, động mạch, chụp X quang tim, mạch lớn, chụp cắt lớp vi tính toàn thần, chụp tĩnh mạch…

Liều lượng phụ thuộc theo thủ thuật và khu vực cần tạo đối quang, thể trọng và chức năng thận của người bệnh đặc biệt ở trẻ em…

Tác dụng phụ có thể gây kích ứng tại chỗ, thuốc có thể gây buồn nôn, vị kim loại trong miệng, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở…

Thuốc cản quang lodixanol

lodixanol là thuốc cản quang dược chỉ định chụp động mạch kỹ thuật số đoạn, chụp CECT đầu và cơ thể, chụp niệu đồ bài tiết và chụp tĩnh mạch ngoại vi, chụp động mạch ngoại vi, chụp động mạch nội tạng và chụp động mạch não…

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, với liều dùng tiêm một lần thông thường hoặc tổng liều cho mỗi bệnh nhân (ml/kg) cho người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi.

Tác dụng phụ thường gặp như sốt, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa…

Sản phẩm điều trị có chứa hoạt chất trên:

Visipaque - Thuốc cản quang dạng tiêm truyền

Visipaque - Thuốc cản quang dạng tiêm truyền

Iohexol

Iohexol là chất cản quang loại không ion hóa, được dùng rộng rãi trong X quang, chẩn đoán bao gồm chụp bàng quang, chụp tử cung,  chụp tủy sống vùng thắt lưng, ngực, cổ và toàn cột, chụp, động mạch chủ…

Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm với liều dùng chụp X - quang hay CT mà bệnh nhân được sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhức đầu, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, khó chịu.

Sản phẩm điều trị có chứa thành phần trên:

Thuốc lopamidol

lopamidol được sử dụng cho mục đích chẩn đoán như chụp X quang thần kinh, chụp tủy sống, chụp bể dịch não tùy, chụp não thất, chụp x quang mạch máu, chụp động mạch, chụp động mạch tạng chọn lọc, chụp X quang đường tiết niệu…

Thuốc được sử dụng để tiêm vào khoang nội tủy, động mạch và tĩnh mạch.

Tác dụng phụ có thể gặp phải như sốc phản vệ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, hồng ban lan tỏa, cảm giác nóng, đau đầu, ngứa.

Một số sản phẩm có chứa thành  phần:

Iopamiro 370 - Thuốc cản quang dạng tiêm, truyền

Iopamiro 370 - Thuốc cản quang dạng tiêm, truyền

Việc sử dụng thuốc cản quang dạng tiêm, truyền giúp các bác sĩ X quang nhận viết và đánh giá đúng tình trạng bệnh để có hướng điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ