Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

         Thuốc chống rối loạn nhịp tim có tác dụng giúp người bệnh ngăn ngừa được các cơn đau tim, đột quỵ có thể xảy ra, một số các triệu chứng như trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi…Mỗi loại thuốc được sử dụng điều trị rối loạn nhịp tim thường có liều dùng và tác dụng phụ khác nhau, đối với thuốc dạng tiêm tĩnh mạch dùng trong tình trạng khẩn cấp, thuốc uống sử dụng điều trị lâu dài. Dựa vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm.

Adenosin triphosphat

Adenosin triphosphat là thuốc được chỉ định trong trường hợp loạn nhịp tim, bệnh nhân suy thận cấp, suy đa cơ quan, tăng huyết áp ở động mạch phổi, xơ nang, ung thư phổi, giảm cân do ung thư, thay đổi huyết áp trong quá trình gây mê và phẫu thuật…

Thuốc được bào chế dưới dạng truyền tĩnh mạch với liều dùng tiêm nhanh thẳng vào tĩnh mạch trong 1 - 2 giây hoặc vào dây truyền tĩnh mạch, sau đó truyền nhanh nước muối sinh lý.

Một số các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhức đầu, nóng bừng mặt, khó thở, cảm giác bị ép, buồn nôn…

Sản phẩm có liên quan:

BFS Adenosin - Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

BFS Adenosin - Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Amiodaron hydroclorid

Amiodaron hydroclorid là thuốc chống loạn nhịp có tác dụng dự phòng và điều trị loạn nhịp thất.

Thuốc được sử dụng tiêm tĩnh mạch liều dùng 5 mg/kg thể trọng, pha loãng với 250 ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch chậm từ 20 phút đến 2 giờ, càng chậm càng tốt, dựa trên đáp ứng lâm sàng.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm như run, khó chịu, mệt mỏi, tê cóng hoặc đau nhói ngón tay, mất điều hòa, hoa mắt và dị cảm, buồn nôn, nôn, chán ăn và táo bón…

Sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:

Isoprenalin - Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

Isoprenalin là thuốc được chỉ định dùng trong trạng thái sốc do tim hoặc nội độc tố, trong nhịp tim chậm nặng do các thuốc đối kháng adrenergic và disopyramid và trong đánh giá khuyết tật tim bẩm sinh.

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tiêm được sử dụng với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ thường dùng bao gồm như bồn chồn, lo lắng, đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, nhịp nhanh, đánh trống ngực, đau vùng trước tim, đau thắt ngực…

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Propranolol

Propranolol là thuốc được chỉ định điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngưc do xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đau nửa đầu, run vô căn… 

Dạng tiêm thuốc được bào chế với hàm lượng 1mg/ml liều dùng 0,5 - 3 mg tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm dùng trong trường hợp loạn nhịp đe dọa đến tính mạng hoặc xảy ra trong khi gây mê.

Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhịp chậm, suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất; hạ huyết áp; ban xuất huyết giảm tiểu cầu; đau đầu nhẹ, chóng mặt, mất điều hòa, dễ bị kích thích…

Sản phẩm có liên quan:

Cardio BFS - Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

Cardio BFS - Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dạng tiêm

Verapamil hydroclorid

Verapamil hydroclorid được chỉ định trong trường hợp đau thắt ngực các dạng, cơn tim nhanh kịch phát trên thất và phòng tái diễn, nhịp thất nhanh trong cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ…

Ở dạng tiêm thuốc được sử dụng với liều dùng 5 - 10 mg (0,075 - 0,15 mg/kg thể trọng, nhắc lại 10 mg (0,15 mg/kg thể trọng), sau liều đầu 30 phút

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim chậm, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, táo bón, buồn nôn, phát ban. 

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ