Thuốc điều trị nhược cơ
Bệnh nhược cơ gây ra do các rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ, làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ. Bệnh nhược cơ thường gặp ở nữ và ở mọi độ tuổi. Bệnh nhược cơ cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp để tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy thuốc điều trị nhược cơ nào tốt? Cùng nhà thuốc Trường Anh tham khảo bài viết dưới đây.
Neostigmine - Thuốc điều trị nhược cơ
Neostigmine là thuốc tác dụng giống thần kinh đối giao cảm, tác động đến các chất trung gian hoá học trong cơ thể có liên quan đến việc liên lạc giữa các xung thần kinh và cử động của cơ bắp.
Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý như bệnh nhược cơ, liệt ruột, bí tiểu sau phẫu thuật, giải độc khi sử dụng quá liều thuốc giãn cơ kiểu cura.
Bào chế và hàm lượng: dung dịch tiêm: 1 mg/m; Viên nén 15 mg.
Liều lượng sử dụng: Liều duy trì 15 - 375mg, trung bình là 150mg. Một số bệnh nhân dùng liều 30 - 40mg, cách nhau 2 - 4 giờ/lần.
Tác dụng phụ có thể gặp như tăng tiết mồ hôi, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn ói, khó thở, co giật, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…
Tham khảo một vài sản phẩm có chứa hoạt chất:
Neostigmine - Thuốc điều trị nhược cơ
Pyridostigmin Bromid
Pyridostigmin Bromid là thuốc chống nhược cơ, có tác dụng giống neostigmin, nhưng tác dụng xuất hiện chậm và kéo dài hơn.
Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh nhược cơ, các trường hợp liệt ruột hay bí tiểu sau phẫu thuật, đề phòng nhiễm độc thần kinh do phơi nhiễm khí ga.
Bào chế và hàm lượng: Ống tiêm 2 ml ,5 mg/ml; Siro hàm lượng 60 mg/5 ml; viên nén hàm lượng 60 mg; viên nén giải phóng kéo dài 180 mg.
Liều lượng sử dụng: Trong điều trị nhược cơ nặng, người lớn và thiếu niên: 180 - 540 mg/lần; 1 hoặc 2 lần/ngày, cách nhau ít nhất 6 giờ hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ có thể gặp điển hình là nôn. Với trường hợp dùng quá liều có thể làm tăng yếu cơ.
Tham khảo một vài sản phẩm có chứa hoạt chất:
Lambertu - Thuốc điều trị nhược cơ
Azathioprine - điều trị nhược cơ
Azathioprine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc giúp ngăn chặn phản ứng đào thải trên bệnh nhân ghép thận, điều trị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, vì tác dụng ức chế hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể nên được sử dụng trong điều trị bệnh nhược cơ.
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 50mg, 75 mg, 100mg. Bột pha tiêm 100mg.
Liều lượng sử dụng tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ có thể gặp như sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, khớp…
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số thuốc điều trị nhược cơ hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc điều trị nhược cơ đều là dòng thuốc kê đơn, cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ khi sử dụng. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt, tránh căng thẳng stress… giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhược cơ.
Tham khảo bài viết liên quan: