Thuốc điều trị mất thính lực
Mất thính lực hay còn gọi là điếc tai, chỉ tình trạng người bệnh có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém hoặc sẽ không nghe được và phát hiện được những âm thanh xung quanh. Mất thính lực có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau đối với mọi người ở mọi độ tuổi và khó có thể khôi phục hoàn toàn thính lực. Tuy nhiên việc việc phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc điều trị mất thính lực là biện pháp hiệu quả giúp quá trình điều trị nhanh đạt hiệu quả hơn. Cùng nhà thuốc Trường Anh tham khảo một số thuốc điều trị mất thính lực hiệu quả hiện nay.
Betahistine - thuốc điều trị mất thính lực
Betahistine có tác dụng làm giãn cơ vòng tiền mao mạch vì vậy có tác dụng gia tăng tuần hoàn của tai trong.
Thuốc được dùng trong điều trị chóng mặt, ù tai, mất thính lực, buồn nôn.
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 8 mg, 16mg, 24mg.
Liều lượng sử dụng: Liều thông thường dùng 24mg – 48mg / ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn…
Tham khảo một vài sản phẩm có chứa hoạt chất:
Betahistine - Thuốc điều trị mất thính lực
Thuốc chống trầm cảm điều trị ù tai
Thuốc điều trị ù tai, mất thính lực thường được sử dụng là nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh như thuốc chống trầm cảm, lo âu. Một số loại thuốc chống trầm cảm, lo âu như:
Diazepam:
-
Là thuốc an thần, giảm lo âu và chống co giật được sử dụng trong điều trị trầm cảm có trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ; sảng rượu; đau dây thần kinh sau mụn rộp. Đôi khi được sử dụng trong điều trị ù tai
-
Bào chế và hàm lượng: Viên nén 2mg, 5mg, 10mg. Dung dịch tiêm 5mg/ml hoặc 10mg/2ml
-
Tác dụng phụ có thể gặp như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, hồi hộp, khó ngủ, mờ mắt, thèm ăn, tăng cân, táo bón và khô miệng.
Diazepam - Thuốc điều trị mất thính lực
Lorazepam:
-
Là thuốc an thần tác dụng lên não và dây thần kinh, được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu. Đôi khi được sử dụng trong điều trị ù tai.
-
Bào chế và hàm lượng: viên nén 0,5 mg, 1 mg, 2 mg.
-
Tác dụng phụ có thể gặp như buồn ngủ, chóng mặt, tức ngực, khó thở.
Desipramine:
-
Desipramine là thuốc được dùng trong điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ăn uống, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, mất ngủ. Đôi khi thuốc cũng được dùng cùng các thuốc khác trong điều trị ù tai.
-
Bào chế và hàm lượng: Viên nén hàm lượng 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg. Viên nén bao phim hàm lượng 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg.
-
Tác dụng phụ có thể gặp như khô miệng, táo bón, suy nhược, mệt mỏi.
Nortriptyline:
-
Nortriptyline thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc được chỉ định trong điều trị trầm cảm, kiểm soát chứng lo ấu, rối loạn ăn uống, kiểm soát các giai đoạn trầm cảm cấp tính, cai thuốc lá. Đôi khi thuốc được dùng kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị ù tai, suy giảm thính lực
-
Bào chế và hàm lượng: Viên nang hàm lượng 10 mg; 25 mg; 50 mg; 75 mg. Viên nén hàm lượng 10 mg; 25 mg; 50 mg. Hỗn dịch uống hàm lượng 10 mg/ 5 ml; 25 mg/ 5 ml
-
Tác dụng phụ có thể gặp như khô miệng, táo bón, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, hôn mê
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số thuốc điều trị mất thính lực thường được sử dụng hiện nay. Để phòng ngừa mất thính lực, hãy bảo vệ đôi tai của bạn, kiểm tra thính lực sớm khi thấy dấu hiệu suy giảm, loại bỏ ráy tai đúng cách.
Tham khảo bài viết liên quan: