Thuốc điều trị hội chứng Raynaud

   Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc stress quá mức giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào. Vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hội chứng là ngón tay, ngón chân, tai, núm vú và chóp mũi với những biểu hiện thay đổi màu sắc da từ hồng hào sang trắng hoặc tím xanh, dị cảm, tê rần da, thay đổi cảm giác… Một trong những biến chứng của hội chứng là hoại tử nếu tình trạng co thắt diễn ra trong thời gian dài và không điều trị kịp thời. Hãy cùng nhà thuốc Trường Anh tìm hiểu về một số loại thuốc điều trị hội chứng Raynaud trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay nguyên nhân dẫn đến hội chứng Raynaud vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng Raynaud thứ phát có thể do nguyên nhân các bệnh lý nền như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus; tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, methylsergid, ergotamine…; người bệnh gặp phải chấn thương như gãy tay hoặc gãy chân, hay lối sống không lành mạnh, thói quen hút nhiều thuốc lá làm co các mạch máu.

Hội chứng Raynaud - Thuốc điều trị hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud - Thuốc điều trị hội chứng Raynaud

Một số thuốc điều trị hội chứng Raynaud

Naftidrofuryl oxalat:

  • Naftidrofuryl oxalat tác dụng giãn mạch máu ngoại biên. Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các mạch máu để cải thiện lưu lượng máu đến các khu vực này, giúp lưu thông oxy trong máu tốt hơn. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý như hoại tử mô, chuột rút về đêm, hội chứng Raynaud…

  • Thuốc bào chế dạng viên nang với hàm lượng 100mg và 200mg.

  • Liều lượng sử dụng: Người điều trị hội chứng Raynaud dùng từ 1 – 2 viên một lần, ngày 3 lần, tối đa 600mg/ngày, sử dụng liên tục trong 3 tháng

  • Tác dụng phụ: tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, phát ban…

Diltiazem:

  • Diltiazem là thuốc điều trị huyết áp, ngăn chặn cơn đau tức ngực, thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi.Ngoài ra, thuốc Diltiazem còn có công dụng cải thiện tình trạng đau thắt ngực và hiện tượng Raynaud.

  • Bào chế và hàm lượng: Viên nén diltiazem hydroclorid 60 mg. Viên nang diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg, 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg. Viên nén giải phóng chậm diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg và 120 mg. Thuốc tiêm 25 mg; thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch 100 mg

  • Một số tác dụng phụ thường gặp như chóng mặt, choáng, suy nhược, buồn nôn, da đỏ bừng và nhức đầu.

Amlodipin:

  • Amlodipin là nhóm thuốc chẹn kênh Canxi, có tác dụng chống tăng huyết áp và các cơn đau tức ngực. Bên cạnh đó, thuốc làm giãn tiểu động mạch ngoại vi nên có công dụng trong điều trị hội chứng Raynaud.

  • Bào chế và hàm lượng: Viên nén: 2,5 mg, 5 mg, 10 mg. Viên nang 5 mg, 10 mg 

  • Liều lượng sử dụng: Người lớn dùng amlodipine 5-10mg với liều điều trị khởi điểm 5mg/ngày.

  • Một số tác dụng phụ có thể gặp như phù chân, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu…

Enalapril:

  • Enalapril là thuốc nhóm ức chế men chuyển angiotensin được dùng để điều trị tăng huyết áp. Thuốc hoạt động bằng cách giãn nở mạch máu để máu có thể lưu thông tốt hơn nên thuốc còn được dùng để ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giảm tình trạng co mạch của hội chứng Raynaud.

  • Bào chế và hàm lượng: Viên nén 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg.

  • Tác dụng phụ: Liên hệ bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng như phát ban, khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc họng.

Tham khảo một số sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:

Amlodipine EG - Thuốc điều trị hội chứng Raynaud

Amlodipine EG - Thuốc điều trị hội chứng Raynaud

Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số thuốc điều trị hội chứng Raynaud. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả như tránh tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh, rung lắc, stress, chấn thương đầu chi…

Tham khảo một số bài viết liên quan:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ