Thuốc điều trị hạ kali máu
Hạ Kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn bình thường (dưới 3,5 mmol/l). Hạ Kali trong máu có thể có biểu hiện như chướng bụng, chuột rút, rối loạn nhịp tim. Thậm chí, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bị hạ Kali máu cần được điều trị sớm bằng thuốc điều trị hạ kali máu. Cùng nhà thuốc Trường Anh tìm hiểu về tình trạng hạ kali máu và một số thuốc điều trị hạ kali máu hiện nay.
Nguyên nhân gây hạ kali máu
Nguyên nhân hạ kali máu gồm 3 nhóm nguyên nhân chính: mất kali qua thận, mất kali qua đường tiêu hóa, ảnh hưởng do thuốc.
Mất kali qua thận: người bị đi tiểu nhiều, tiểu liên tục; người bị đái tháo đường không kiểm soát; hạ magie máu, tăng canxi máu; toan ống thận typ I hoặc typ II.
Mất kali qua đường tiêu hóa: Nôn nhiều hoặc mất kali do dẫn lưu qua sonde dạ dày; tiêu chảy, thông thụt hoặc dùng thuốc đại tràng; dẫn lưu mật, mở thông hồi tràng, sau phẫu thuật ruột non.
Mất kali do dùng thuốc: Mất kali có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc như dùng thuốc lợi tiểu thải kali, dùng thuốc Insulin, Glucose, Natri bicarbonat; sử dụng Corticoid; Kháng sinh: amphotericinB, aminoglycosides, penicillin, ampicillin, rifampicin,
ticarcillin, insulin…
Ngoài ra, thiếu hụt kali có thể do ăn ít, nghiện rượu, ăn kiêng quá mức….
Potassium citrat - điều trị hạ kali máu
Potassium citrat là được chỉ định cho người bị hạ kali máu, điều trị nhiễm toan ống thận với sỏi canxi, kiểm soát tình trạng toan hóa ống thận; điều trị bệnh sỏi thận oxalat canxi oxalat hạ do bất kỳ nguyên nhân nào; điều trị bệnh sỏi thận do canxi oxalat hypocitraturic; điều trị sỏi acid uric có hoặc không kèm theo sỏi canxi.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn như khó chịu ở bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng, có thể gây tử vong nếu quá liều gây tăng kali huyết.
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Potassium citrat:
Potassium Chloride Proamp - Thuốc điều trị hạ kali máu
Kali clorid - Thuốc điều trị hạ kali máu
Kali clorid là chất điện giải, dùng để điều trị giảm kali máu, và ion clorid cũng cần để điều chỉnh giảm clo máu thường xảy ra cùng với giảm kali máu. Thuốc cũng được sử dụng cho người bị xơ gan có chức năng thận bình thường, một số trạng thái ỉa chảy, nôn kéo dài…
Bào chế và hàm lượng: Viên nang, tác dụng kéo dài 8 mmol và 10 mmol kali clorid; dung dịch 10, 15, 20, 30, 40 và 45 mmol/15 ml; thuốc bột để pha dung dịch 15, 20 và 25 mmol/gói (mùi hoa quả); thuốc bột để chế dịch treo 20 mmol; viên nén, tác dụng kéo dài 6;7;8;10 mmol. Thuốc tiêm: Kali clorid đậm đặc pha tiêm 1,5 mmol/ml và 2,0 mmol/ml (50 ml).
Liều lượng sử dụng: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Sử dụng lâu dài có thể gây tăng kali máu, nhịp tim không đều, là dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của tăng kali máu và được phát hiện dễ dàng bằng điện tâm đồ. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể như tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, trướng bụng.
Tham khảo một số sản phẩm thuốc Kali clorid:
Kaliclorid - Thuốc điều trị hạ kali máu
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số loại thuốc điều trị hạ kali máu hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bị hạ kali máu nên bổ sung một số thực phẩm giàu kali trong thực đơn như quả bơ, nấm, súp lơ xanh, cần tây, xà lách, cà chua, chuối, khoai lang…
Tham khảo bài viết liên quan: