Thuốc điều trị Chấy rận
Bệnh chấy, rận là bệnh do chấy, rận và rận mu ký sinh trên da người gây lên. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị chấy rận như dùng tay, dùng lượng nhưng cũng có những trường hợp phải sử dụng đến thuốc điều trị chấy rận.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết có chấy rận
Nguyên nhân gây bệnh là chấy, rận - loại ký sinh trùng sống trên da người và động vật. Chúng tồn tại bằng cách hút máu vật chủ.
Khi bị chấy rận, người bệnh thường sẽ thấy liên tục có cảm giác ngứa ngáy da đầu, cảm giác có con gì đó bò lổm ngổm trên đầu, xuất hiện những vết thương hoặc lở loét do chấy rận cắn, trứng chấy xuất hiện ở trên tóc.
Chấy rận - Thuốc điều trị chấy rận
Đường lây truyền của chấy rận
Con đường lây truyền chính của bệnh là lây qua tiếp xúc: con người tiếp xúc trực tiếp với nhau ( trẻ em khi chơi đùa với nhau, khi đi nhà trẻ, lớp học, người trong cùng gia đình,…); thường xuyên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng như quần áo, chăn màn, khăn tắm, lược chải đầu,… với người bệnh hoặc lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh tại giường chiếu, chăn màn, tủ quần áo.
Rận mu có thể lây từ người sang người qua sinh hoạt, quan hệ tình dục không an toàn.
Thuốc điều trị chấy rận Crotamiton
Thuốc Crotamiton là thuốc diệt ghẻ và trị ngứa, dùng ngoài da. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng bôi ngoài để giảm ngứa và kích ứng da, ví dụ như cháy nắng, chàm, viêm da dị ứng, phát ban, phản ứng dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, thủy đậu, ngứa do vết chấy rận cắn...
Bào chế và hàm lượng: Kem crotamiton 10 %, tuýp 30 g, 40 g, 100 g và hỗn dịch dùng ngoài crotamiton 10%, lọ 100ml.
Liều lượng và sử dụng: Người bệnh vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau đó lau khô người. Bôi một lớp kem mỏng lên da, xoa nhẹ. Lưu ý, không được bôi thuốc vào mắt, miệng, niêm mạc và lỗ niệu đạo. Người lớn mỗi lần bôi khoảng 30g thuốc, trẻ em dùng ít hơn. Bôi thuốc lần 2 sau 24 giờ, có thể bôi thuốc trong 5 ngày liên tiếp. 48 giờ sau lần bôi thuốc cuối cùng, bệnh nhân tắm để loại bỏ hết thuốc. Người bệnh nên bôi thuốc vào buổi tối.
Cần chú ý là sau khi điều trị bằng crotamiton, bệnh nhân có thể còn bị ngứa kéo dài thêm một đến vài tuần do mẫn cảm với con ghẻ. Triệu chứng này không có nghĩa là điều trị thất bại và không nên dùng lại thuốc.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây ngứa trên da. Một số tác dụng hiếm gặp như viêm da tiếp xúc, quá mẫn như phát ban, chàm đỏ, kích ứng.
Permethrin - Thuốc chữa chấy rận
Permethrin là một hoạt chất tổng hợp thuộc nhóm Pyrethrins có chiết xuất tự nhiên từ một số loài thực vật họ Cúc. Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh ghẻ, ức chế hoạt động và tiêu diệt ghẻ do chấy rận gây ra làm cho da bị nhiễm trùng da và kích ứng.
Bào chế và hàm lượng: Thuốc Permethrin được bào chế dưới dạng kem bôi 5% và thuốc xức 1%.
Liều lượng sử dụng: Liều bôi thông thường cho người mắc bệnh chấy: Bôi thuốc Permethrin vào tóc đang ẩm sạch và gội lại sau 10 phút. Liều bôi thông thường cho người mắc bệnh ghẻ, rận: Bôi kem Permethrin hàm lượng 5% toàn thân và rửa lại sau 8-12 giờ.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như gây ngứa, tê trên bề mặt da tiếp xúc, châm chích, mẩn đỏ, phát ban nhẹ…
Tuy không gây hại sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh, nhưng bệnh chấy rận gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với người khác. Vì vậy, khi phát hiện cần sử dụng các loại thuốc điều trị chấy rận phù hợp để tránh chấy rận sinh sản nhanh và khó điều trị hơn.
Tham khảo sản phẩm có chứa Permethrin:
Towders Lotion - Thuốc điều trị chấy rận
Trên đây là giới thiệu của nhà thuốc Trường Anh về một số loại thuốc điều trị chấy rận hiệu quả. Để phòng ngừa chấy rận, bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đồng thời, tránh tiếp xúc, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh để tránh lây lan.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan: