Thuốc điều trị Bướu cổ
Bướu cổ là bệnh tuyến giáp phổ biến, thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn nam giới với biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Không phải ai bị bướu cổ cũng phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, vào tùy tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc điều trị bướu cổ. Dưới đây là một số loại thuốc bướu cổ thường được bác sĩ khuyên dùng.
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bướu cổ do tình trạng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Ở tình trạng bình thường, tuyến giáp sẽ thu nhận i-ốt trong cơ thể từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Do một số lí do nào đó, tuyến giáp không nhận đủ lượng i-ốt, nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn. Cơ thể sẽ đền bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hoóc-môn. Và như vậy tuyến giáp phình to, tạo thành bướu cổ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh bướu cổ như bị ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp, mang thai,...
Bướu cổ và thuốc điều trị bướu cổ
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ như: tiền có có người thân bị ung thư tuyến giáp, giáp nhận và các bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp; người không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống, thiếu i-ốt do các nguyên nhân khác, nữ giới thường có nguy cơ cao hơn nam giới; người xạ trị vùng cổ hoặc ngực; béo phì, kháng insulin…
Thuốc điều trị bướu cổ Levothyroxine
Thuốc Levothyroxine sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Thuốc thay thế hoặc cung cấp hormone tuyến giáp, thường được tạo ra bởi tuyến giáp.
Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị các loại bệnh rối loạn tuyến giáp khác (như bướu giáp, ung thư tuyến giáp).
Bào chế và hàm lượng: Viên nén: 25, 50, 75, 88, 100, 112, 150, 175, 200, 300 microgam.
Liều lượng sử dụng: Người trên 50 tuổi đang được điều trị cường giáp gần đây hoặc người mới bị suy giáp trong khoảng vài tháng: Uống 1,7 microgam/kg/ngày. Liều thông thường không quá 200 microgam/ngày. Với người suy giáp nặng khởi đầu 12,5 - 25 microgam/ngày, thêm 25 microgam/ngày sau mỗi 2 - 4 tuần nếu cần. Suy giáp không triệu chứng: 1 microgam/kg/ngày. Người trên 50 tuổi, người có bệnh tim mạch mắc kèm khởi đầu 25 microgam/ngày, thêm hoặc bớt 25 microgam/ngày sau mỗi 4 tuần tùy theo đáp ứng.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc như nhịp tim nhanh, mất ngủ, vã mồ hôi, tiêu chảy,...
Tham khảo một số sản phẩm có hoạt chất Levothyroxine:
Levothyrox - Thuốc điều trị bướu cổ
Để phòng tránh bệnh bướu cổ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ i-ốt, Cụ thể, người bệnh cần chế độ ăn đầy đủ cá biển, nước mắm, muối i-ốt… và ăn các loại rau rau bắp cải, cải thảo, cần tây vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, không hút thuốc lá, thức quá khuya, tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Và khi phát hiện bị bướu cổ, người bệnh cần thăm khám kịp thời để bác sĩ có thể chuẩn đoán và kê các loại thuốc điều trị bướu cổ phù hợp.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
- Hocmon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp
- Thuốc kháng sinh
- Hóa chất điều trị ung thư