Thuốc điều trị bệnh sởi

      Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với các triệu chứng điển hình như sốt, sổ mũi, ho khan, đau họng. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là viêm não dẫn đến tử vong. Vậy điều trị bệnh sởi ra sao, thuốc điều trị bệnh sởi nào hiệu quả, hãy cùng nhà thuốc Trường Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dextromethorphan hydrobromide - Thuốc giảm triệu chứng bệnh sởi

Dextromethorphan hydrobromide là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng. Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị ho mãn tính, không có đờm. Với bệnh nhân điều trị bệnh sởi, thuốc được sử dụng kết hợp với các thuốc khác, giúp giảm các triệu chứng ho, đau họng của bệnh sởi.

Hàm lượng và đóng gói: Viên nén 10 - 60mg; Siro: 2,5 mg, 3,5 mg, 5 mg, 7,5 mg, 10 mg, 12,5 mg, hoặc 15 mg trong 5ml siro;

Liều lượng sử dụng: Trẻ em: Dưới 2 tuổi không dùng. Trẻ em 2 - 6 tuổi: Uống 2,5 - 5 mg, 4 giờ/lần, tối đa 30 mg/ngày. Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 5 - 10 mg, 4 giờ/lần, tối đa 60 mg/ngày. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 10 - 20 mg, 4 giờ/lần, tối đa 120 mg/24 ngày.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, buồn nôn…

Tham khảo một số sản phẩm thuốc Dextromethorphan:

Dextromethorphan - Thuốc điều trị bệnh sởi

Dextromethorphan - Thuốc điều trị bệnh sởi

Thuốc Chlorpheniramine maleate 

Thuốc Chlorpheniramine maleate một thuốc dị ứng thuộc nhóm kháng histamin, có khả năng làm thuyên giảm một số triệu chứng như đỏ, ngứa, chảy nước mắt; hắt hơi, ngứa mũi, cổ họng; thường dùng trong điều trị sổ mũi do dị ứng, viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường và được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị bệnh sởi.

Hàm lượng và đóng gói: Viên nén: 4mg, 8 mg, 12 mg;  Viên nang: 4 mg, 12 mg.  Sirô: 2 mg/5 ml, 8mg/5ml. Thuốc tiêm: 10 mg/ml (tiêm bắp, tĩnh mạch, dưới da), 100 mg/ml (chỉ dùng cho tiêm bắp và dưới da)

Liều lượng sử dụng: Tùy vào tình trạng bệnh lý và loại dị ứng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng với liều lượng khác nhau.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, đau dạ dày, khô miệng. Một số tác dụng phụ nặng hơn như tiểu khó, nhịp tim nhanh hoặc không đều, co giật.

Tham khảo một số sản phẩm thuốc Chlorpheniramine maleate:

Amoni clorid - Thuốc điều trị bệnh sởi

Amoni clorid được xếp vào nhóm hoạt chất bổ sung điện giải và điều trị tình trạng ho, long đờm, đôi khi được sử dụng trong điều trị bệnh sởi, giúp giảm ho, đau họng ở bệnh nhân mắc bệnh.

Hàm lượng và đóng gói: Dung dịch thuốc tiêm chứa 262.5 mg/ml (Ammonium 5 mEq/mL và chloride 5 mEq/mL) nồng độ 0.9%; Dung dịch uống bao gồm hoạt chất Guaifenesin 32.5 mg/5 ml, amoni clorid 150mg/5ml và Ammonium carbonate 100mg/5ml.

Liều lượng sử dụng: Với người trưởng thành: Trong điều trị giảm ho uống 10ml/lần, 3 - 4 lần trong ngày. Với trẻ em: Trong điều trị giảm ho, trẻ trên 12 tuổi: 10ml mỗi 3 - 4 lần trong ngày; Trẻ em dưới 12 tuổi không khuyến cáo sử dụng amoni clorid

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, sốt…

Glyceryl guaiacolat

Glyceryl guaiacolat được chỉ định để làm long đờm khi ho có đờm đặc, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp, được kết hợp để điều trị bệnh sởi.

Liều lượng sử dụng: Viên thuốc tác dụng kéo dài: Phải nuốt nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc nghiền. Uống thuốc với một cốc nước đầy. Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 200 - 400 mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 600 mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 2,4 g mỗi ngày. Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: 100 - 200 mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 600 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 1,2 g mỗi ngày. Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: 50 - 100 mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 300 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 600 mg mỗi ngày. Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn,...

Vắc xin Sởi - Phòng ngừa bệnh sởi

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cơ thể khỏi tấn công của virus gây sởi. 

Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh sởi bao gồm vắc-xin sởi đơn MVVAC và vắc-xin phối hợp. Trong đó, vắc-xin sởi phối hợp sẽ gồm 2 loại là vắc-xin sởi – Rubella (MR) và vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR).

Tùy từng loại vắc xin và từng độ tuổi sẽ có chỉ định tiêm vắc xin sởi khác nhau. Hãy đến các cơ quan tiêm chủng để được tư vấn cụ thể nhất.

Tác dụng phụ: Khi tiêm vắc xin sởi có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:

  • Sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ và hầu hết tự khỏi sau 2 - 3 ngày.

  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt xuống dưới 35,5 độ C.

  • Phát ban 7-10 ngày sau tiêm và kéo dài khoảng 2 ngày.

  • Viêm não được cảnh báo sau tiêm vắc-xin với tỉ lệ 1/1 triệu.

  • Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

  • Đau cơ, đau khớp thoáng qua và không mạn tính.

  • Các phản ứng quá mẫn như mề đay, co thắt khí phế quản. Một số phản ứng nặng hiếm gặp hơn là: giảm tiểu cầu, sốc phản vệ hoặc phản ứng của hệ thần kinh trung ương.

Tham khảo một số loại vắc xin sởi:

Vắc xin sởi - Thuốc điều trị bệnh sởi

Vắc xin sởi - Thuốc điều trị bệnh sởi

Để phòng chống bệnh sởi, hãy thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát; đeo khẩu trang nơi đông người; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, uống nước đầy đủ và bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa Vitamin A… Bên cạnh đó, chủ động tiêm vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Khi mắc bệnh, cần được điều trị bằng thuốc điều trị bệnh sởi phù hợp theo đơn kê của bác sĩ.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan: 

 
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ