Thuốc điều trị bệnh Alzheimer

      Bệnh Alzheimer là căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ khá phổ biến hiện nay, đối tượng chủ yếu thường thấy ở người cao tuổi. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, người ta sử dụng thuốc ức chế cholinesterase và memantine để hạn chế nguy cơ tiến triển của bệnh, ngoài ra còn dùng thuốc giảm lo âu, trầm cảm, thuốc an thần. Bài viết hôm nay Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số thuốc điều trị bệnh Alzheimer phổ biến hiện nay.

Donepezil

Donepezil là thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng suy giảm trí nhớ ở mức độ nhẹ và vừa trong bệnh Alzheimer.  Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời chứng sa sút trí tuệ.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống với liều  ban đầu 5 mg ngày một lần, uống vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ, liều duy trì 5 mg ngày một lần trong 4 - 6 tuần.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, co cứng cơ…

Một số sản phẩm có chứa hoạt chất trên:

Alzepil-5mg - Thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Alzepil-5mg - Thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Ginkgo biloba

Ginkgo biloba là thuốc được chỉ định trong điều trị chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, thuốc giúp cải thiện tư duy và trí nhớ, cải thiện các hành vi xã hội, khả năng thực hiện công việc hàng ngày tốt hơn.

Thuốc được bào chế dạng viên uống với liều theo chỉ định bác sĩ, tùy vào từng hàm lượng thuốc và tình trạng người bệnh.

Sản phẩm có chứa hoạt chất trên:

Memantine - Thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Memantine là thuốc đối kháng thụ thể NMDA không cạnh tranh, có tác dụng điều trị chứng sa sút trí tuệ từ trung bình đến nặng thuộc loại Alzheimer.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống với liều dùng người lớn tối đa hàng ngày là 20mg, liều duy trì khuyến cáo là 20mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thăng bằng, tăng huyết áp, táo bón, khó thở, quá mẫn.

Thuốc Aducanumab

Aducanumab là thuốc thuộc nhóm kháng thể đơn dòng được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ hoặc giai đoạn mất trí nhớ nhẹ của bệnh.

Thuốc được sử dụng tiêm truyền qua đường tĩnh mạch khoảng 4 tuần một lần, cách nhau ít nhất 21 ngày, thuốc tiêm chậm hơn 1 giờ.

Tác dụng phụ thường gặp như phản ứng dị ứng, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, lưỡi môi hoặc cổ họng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh Alzheimer

Sử dụng thuốc điều trị bệnh, bệnh nhân nên được khởi đầu với liều thấp nhất sau đó tăng dần cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn.

Các thuốc trị bệnh Alzheimer được sử dụng hầu hết đều gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy chán ăn, vì thế cần theo dõi chặt chẽ ngay từ thời điểm đầu dùng thuốc.

Việc điều chỉnh liều lượng còn tùy vào từng tình trạng sức khỏe của người bệnh và đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Trong quá trình sử dụng người bệnh không nên tự ý thêm các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả vitamin hay thực phẩm chức năng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer để hạn chế tiến triển của bệnh người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt như tìm người hỗ trợ và chăm sóc, thay đổi lối sống sinh hoạt, không gian sống, suy nghĩ tích cực, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vận động về thể chất và tinh thần.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ