Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt
Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt hiện nay được sử dụng khá phổ biến có tác dụng điều trị nhiễm trùng mắt, mũi hoặc tai. Tuy nhiên cần phải có những lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh để có kết quả điều trị cao nhất, tránh lạm dụng thuốc làm tăng tình trạng kháng thuốc và giảm hiệu quả. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc các loại thuốc dạng nhỏ giọt dùng điều trị nhiễm khuẩn thường xuyên được sử dụng.
Thuốc Neomycin (sulfat)
Neomycin (sulfat) là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, thuốc được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da, tai, mắt…
Neomycin (sulfat) được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, mũi hoặc tai với liều dùng nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt mỗi 3 - 4 giờ/lần tùy vào tình trạng và mức độ nhiễm.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc như tiêu chảy, buồn nôn, độc tính ở thận và tai
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất:
NEOCIN - Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt
Thuốc Neomycin + polymyxin B
Neomycin + polymyxin B là thuốc được chỉ định điều trị tại chỗ viêm tai ngoài do nhiễm khuẩn, điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang, Polyp mũi bội nhiễm.
Thuốc được bào chế dưới dạng nhỏ giọt, với liều dùng mắt và mũi điều trị tấn công: 1-2 giọt/lần/ giờ. Điều trị duy trì: 1-2 giọt/ lần x 4-6 lần/ngày.
Một số tác dụng phụ bao gồm: tăng áp lực nội nhãn (IOP) có khả năng tiến triển thành glaucoma, và tổn thương thần kinh thị giác không thường xuyên,...
Tobramycin - Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt
Tobramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn mắt.
Thuốc được bào chế dưới dạng nhỏ mắt hoặc mỡ tra mắt với liều dùng nhỏ 1 giọt vào kết mạc, cách nhau 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc mắt 1 giọt, cứ 1 giờ một lần.
Sản phẩm có chứa Tobramycin:
Thuốc Tobramycin + dexamethason
Tobramycin + dexamethason thuộc nhóm thuốc khử trừng mắt có corticoid, tác dụng điều trị tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và có thể dùng corticosteroid, khi có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt hoặc có nhiễm khuẩn bề mặt ở mắt.
Thuốc được bào chế dưới dạng lọ dung dịch nhỏ mắt lọ 5ml với liều dùng nhỏ mắt 1 - 2 giọt, mỗi 4 – 6 giờ, trong 24 - 48 giờ đầu có thể tăng liều đến 1 - 2 giọt mỗi 2 giờ.
Tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: sưng mắt, ngứa hay ban đỏ kết mạc…
Thuốc Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là thuốc được chỉ định điều trị các dạng nhiễm khuẩn khác nhau có tác dụng diệt khuẩn, điều trị nhiễm khuẩn ơ rmawts và nhiễm khuẩn ở tai.
Thuốc được dùng bằng cách nhỏ trực tiếp vào mắt, tai. Liều dùng nhiễm khuẩn nhỏ 1 – 2 giọt mỗi 15 – 30 phút.
Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: đau rát tại chỗ, cảm giác cộn, sưng, ngứa, sung huyết giác mạc, sưng mí mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực, buồn nôn và nôn…
Một số sản phẩm có chứa Ciprofloxacin:
Ciprofloxacin 0,3% - Thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt
Thuốc Levofloxacin điều trị nhiễm khuẩn
Levofloxacin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh quinolon thế hệ 3 có tác dụng điều trị viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp), viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc do nhiễm khuẩn.
Thuốc được dùng nhỏ mắt với liều dùng thông thường cho cả người lớn và trẻ em, mỗi lần nhỏ 1 giọt, 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, mày đay, ngứa, kích ứng da, loạn vị giác…
Thuốc Moxifloxacin
Moxifloxacin là thuốc kháng sinh nhóm quinolone có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn mắt do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, dự phòng nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật mắt.
Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ trên 1 tuổi với liều dùng 1 giọt vào mắt bị viêm 3 lần/ngày trong 7 ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp phải như viêm kết mạc, giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc, khó chịu ở mắt, cương tụ…
Một số sản phẩm có chứa Moxifloxacin:
Không lạm dụng thuốc trong quá trình sử dụng đánh tránh những hậu quả khôn lường, trên đây Trường Anh đã điểm danh qua một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn dạng nhỏ giọt, bên cạnh đó vẫn còn nhiều loại khác nữa như Rifampicin, Fosfomycin, Argyrol, Tetracyclin hydroclorid, Ofloxacin, Norfloxacin…
Tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây: