Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

         Hiện nay ở các bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc khác nhau do nhiều nguyên nhân, các loại thuốc giải độc được dùng cho cấp cứu đều dựa vào nguyên tắc làm cho chất độc đào thải ra cơ thể càng nhanh càng tốt. Tùy theo tính chất của chất độc đi vào cơ thể bằng con đường nào, khi đó bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc cần thiết phù hợp để đào thải độc tố nhanh nhất, một trong những loại thuốc giải độc đó phải kể tới thuốc chống ngộ độc dạng tiêm.

Thuốc Acetylcystein

Acetylcystein là thuốc tiêm tĩnh mạch có tác dụng điều trị ở người bệnh dùng quá liều paracetamol có khả năng gây hại cho gan. 

Cách dùng: với liều dùng cho người trưởng thành 150mg/kg thuốc dưới dạng dung dịch 20% trong dịch truyền glucose 5%. Thời gian tiêm truyền 15 phút. Tổng liều điều trị khoảng 300mg/kg cân nặng trong thời gian 21 giờ.

Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của nhân viên y tế trong quá trình sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp như nôn, buồn nôn, đỏ bừng, phát ban da, sốt, cảm giác ấm áp, đỏ da, tức ngực, khó thở…

Một số sản phẩm có chứa Acetylcystein dạng tiêm:

Thuốc Atropin

Atropin là thuốc được sử dụng làm giảm co thắt cơ trơn và giảm tiết dịch trong cơ thể, kiểm soát các tình trạng bệnh như viêm đại tràng, viêm túi thừa, bàng quang co thắt, đau bụng, viêm loét dạ dày…Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp như  run, cứng, tiết nước bọt và đổ mồ hôi quá mức, rối loạn nhịp tim…Atropin còn được sử dụng làm thuốc giải độc để điều trị một số loại ngộ độc.

Thuốc bào chế dưới dạng tiêm hàm lượng 0,25 mg/ml và 0,5 mg/ml. Liều dùng 0,4–0,6mg tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Liều 0,8mg điều trị ngộ độc phospho hữu cơ hay các tác nhân gây độc thần kinh khác.

Một số tác dụng phụ bao gồm: Khô miệng, khô da, mờ mắt, giãn đồng tử, giảm tiết mồ hôi, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt hoặc bí tiểu…

Một số sản phẩm có chứa Atropin:

Atropin sulfat - Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

Atropin sulfat - Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

Calci gluconat - Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

Calci gluconat có tác dụng điều trị cho bệnh nhân hạ canxi huyết do ngộ độc ethylene glycol hoặc do nhiễm độc toàn thân nguyên nhân do acid hydrofluoric. Thuốc giúp ngăn chặn tăng magie và kali trong máu.

Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch với liều 94.7mg ion canxi với tốc độ chậm, không tiêm quá 5ml (tương đương với 47.5mg ion canxi) trong thời gian 1 phút.

Tác dụng phụ bao gồm: Giãn mạch ngoại vi, nôn mửa, đầy hơi, hạ huyết áp, táo bón, đỏ da, đau ở vị trí tiêm.

Thuốc giải độc Deferoxamin

Deferoxamin là thuốc giải độc do ngộ độc sắt, nhôm, điều trị thừa sắt mạn tính thứ phát do truyền máu thường xuyên, điều trị và chẩn đoán nhiễm sắc tố sắt tiên phát, điều trị tình trạng tích lũy nhôm ở người bị suy thận.

Cách dùng: Deferoxamin mesylat có thể tiêm bắp, truyền tĩnh mạch chậm, hoặc truyền dưới da qua 1 máy tiêm truyền định lượng mang đi được.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bao gồm: đau, sưng, da, ban đỏ, nổi, mẩn ngứa đi kèm sốt, rét rung và mệt.

Một số sản phẩm có chứa thành phần trên:

Derikad - Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

Derikad - Thuốc chống ngộ độc dạng tiêm

Thuốc chống ngộ độc Fomepizol

Fomepizol là thuốc giải độc đặc hiệu có tác dụng làm thuốc giải độc khi ngộ độc ethylene glycol và ngộ độc rượu methanol hoặc sử dụng khi nghi ngờ nuốt phải ethylene glycol hay methanol.

Fomepizol được bào chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch hàm lượng 1g/ml, sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, ợ chua, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, vị giác kém, choáng váng, kích động...

Thuốc Pralidoxim

Pralidoxim là thuốc được chỉ định đồng thời với atropin trong điều trị nhiễm độc phosphat hữu cơ có hoạt tính kháng cholinesterase. Thuốc còn dùng trong điều trị quá liều các thuốc kháng cholinesterase dùng trong bệnh nhược cơ.

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, bột pha tiêm.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: nhức đầu, ngủ lơ mơ, đau vùng tiêm, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ, song thị, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, yếu cơ…

Một số các sản phẩm có chứa thành phần trên:

Ngoài một số thuốc chống ngộ độc dạng tiêm được nêu ở trên, còn một số các dạng hoạt chất khác như Edetat natri calci (EDTA Ca - Na), Ephedrin, Esmolol, Glucagon, Hydroxocobalamin, Glutathion, Calci folinat ,Natri hydrocarbonat (natri bicarbonat), Xanh methylen, Sugammadex, Meglumin natri succinat…Tất cả các loại thuốc giải độc đều giúp đào thải nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt và có tác dụng chuyển hóa chất gây độc thành chất ít độc hơn hoặc vô hại để đưa ra khỏi cơ thể.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ