Thuốc chống nấm dạng đặt
Thuốc kháng nấm tác dụng tại chỗ bao gồm thuốc dạng đặt âm đạo và dạng dùng ngoài. Thuốc chống nấm dạng đặt phải kể đến như Clotrimazol, Dequalinium clorid, Econazol, Fluconazol, Fenticonazol nitrat, Ketoconazol, Miconazol, Natamycin, Nystatin…Bài viết sau đây Trường Anh giúp bạn đọc cập nhật thêm thông tin chi tiết về một số thuốc chống nấm trên.
Thuốc đặt Clotrimazol
Clotrimazol là thuốc chống nấm có tác dụng điều trị các trường hợp viêm âm đạo do nấm Candida hoặc các loại nấm khác.
Thuốc được bào chế dưới dạng đặt âm đạo, liều dùng 100mg/ngày dùng trong 7 ngày hoặc một liều duy nhất 500mg, thuốc được đặt vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng: rối loạn tiêu hóa, kích ứng, nóng rát…
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất:
Zolomax Fort - Thuốc chống nấm dạng đặt
Thuốc Dequalinium clorid
Dequalinium clorid là thuốc kháng khuẩn phổ rộng có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo
Thuốc được bào chế dạng viên đặt 10mg với liều dùng một lần mỗi ngày trong 6 ngày.
Tác dụng không mong muốn bao gồm: ngứa, nóng rát, kích ứng, tổn thương bề mặt, chảy máu âm đạo, sốt…
Econazol - Thuốc chống nấm dạng đặt
Econazol là thuốc được chỉ định dùng tại chỗ như nấm âm đạo, viêm âm đạo, âm hộ, viêm bao quy đầu.
Liều dùng thuốc ở dạng đặt 150 mg, ngày 1 lần vào lúc đi ngủ, dùng 3 ngày liền, hoặc dùng một liều duy nhất loại viên đặt âm đạo có tác dụng kéo dài 150 mg.
Tác dụng phụ ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc…
Một số sản phẩm liên quan:
Thuốc Fenticonazol nitrat
Fenticonazol nitrat là thuốc kháng nấm nhóm azole có tác dụng điều trị nhiễm nấm da và cơ quan sinh dục, thường dùng điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo.
Thuốc ở dạng đặt với liều dùng đặt 1 viên 200mg trước khi đi ngủ trong 3 ngày liên tiếp tùy vào mức độ nhiễm nấm.
Tác dụng phụ sau khi đặt âm đạo: bỏng rát nhẹ, thường biến mất nhanh chóng.
Sản phẩm liên quan:
Fentimeyer 1000 - Thuốc chống nấm dạng đặt
Thuốc kháng nấm Miconazol
Miconazol là thuốc chống nấm loại imidazol có tác dụng điều trị một số trường hợp nhiễm nấm như nấm mắt, nấm họng, nấm miệng, nấm ngoài da, nấm đường tiêu hóa và nấm âm đạo.
Liều dùng của Miconazol ở dạng viên đặt 100 mg/ngày, trong 7 đến 14 ngày, hoặc dùng viên đặt âm đạo 200 mg/ngày, trong 3 đến 7 ngày, hoặc dùng một liều duy nhất 1,2 g.
Tác dụng phụ có thể gây ra như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn…
Sản phẩm có chứa hoạt chất trên:
Thuốc đặt Natamycin
Natamycin là thuốc chống nấm tại chỗ có tác dụng điều trị nhiễm nấm Candida ở da, niêm mạc miệng, âm đạo và ruột, nhiễm Trichomonas âm đạo.
Với dạng bào chế thuốc đặt được dùng theo liều 1 viên 25mg/ngày và dùng trong 20 ngày.
Sản phẩm có liên quan:
Thuốc chống nấm dạng đặt Nystatin
Nystatin là thuốc kháng sinh chống nấm có tác dụng điều trị dự phòng nhiễm nấm Candida ở da và niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, âm đạo.
Liều dùng đặt 1 viên 100.000 - 200.000 UI một ngày, dùng vào lúc đi ngủ trong 14 ngày hoặc lâu hơn, có thể dùng dạng viên đặt hay dạng kem.
Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm: mày đay, ngoại ban.
Sản phẩm có chứa thành phần trên:
Thuốc Policresulen
Policresulen là thuốc điều trị tại chỗ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng và tổn thương tại âm đạo và cổ tử cung, u bã đậu…
Thuốc được bào chế dưới dạng viên trứng đặt âm đạo hàm lượng 90mg, liều dùng 1 viên 90mg policresulen/ngày, sử dụng không quá 9 ngày.
Tác dụng phụ có thể gây khô âm đạo, bong các mảng màng nhầy.
Thuốc Nystatin + metronidazol + neomycin
Nystatin + metronidazol + neomycin là sự kết hợp của 3 loại kháng sinh Metronidazol, Neomycin và Nystatin có tác dụng điều trị viêm nhiễm phụ khoa như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm Candida hoặc trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.
Liều dùng đặt vào sâu âm đạo, đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ trong vòng 10 ngày liên tục.
Tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, ngứa âm đạo, tăng tiết dịch âm đạo…
Sản phẩm có liên quan:
Tóm lại khi sử dụng thuốc chống nấm dạng đặt trong âm đạo nên tránh quan hệ tình dục, quan hệ chỉ khiến tình trạng bệnh viêm phụ khoa nặng hơn, tổn thương cơ quan sinh dục. Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý mua thuốc dùng vì hoạt chất trong mỗi loại thuốc là khác nhau.
Tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây: