Thuốc chống dị ứng dạng tiêm
Thuốc chống dị ứng với công dụng kiểm soát và làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Trong một số trường hợp nhẹ thuốc chống dị ứng không kê đơn có thể tự mua ở nhà dưới sự tư vấn của dược sĩ. Bên cạnh đó một số trường hợp dị ứng nặng cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế và được chỉ định các thuốc kê đơn. Thuốc chống dị ứng có các dạng khác nhau như dạng uống, xịt, hít, nhỏ mắt, kem bôi da hay dạng tiêm. Bài viết hôm nay Trường Anh xin để cập đến bạn đọc các thuốc chống dị ứng dạng tiêm được dùng phổ biến nhất.
Thuốc Diphenhydramin
Diphenhydramin là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng quá mẫn nhẹ, đơn thuần ở da.
Diphenhydramin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm 10mg/1ml có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch ở người lớn 10-50mg/lần, tối đa 400mg/24 giờ. Trẻ em tiêm 1,25mg/kg x 4 lần/24 giờ, tối đa 300mg/24giờ.
Tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm: Ngủ gà từ nhẹ đến vừa, nhức đầu, mệt mỏi, tình trạng kích động, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, khô miệng, ăn ngon miệng hơn, tăng cân, khô niêm mạc, tăng tiết dịch phế quản.
Một số các sản phẩm chứa Diphenhydramin:
Dimedrol HDpharma - Thuốc chống dị ứng dạng tiêm
Epinephrin (adrenalin) - Thuốc chống dị ứng dạng tiêm
Epinephrin (adrenalin) là thuốc chống dị ứng có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, kích thích cả thụ thể alpha và thụ thể beta của thần kinh giao cảm, thuốc được chỉ định trong các trường hợp như số phản vệ , cấp cứu ngừng tim, cơn hen phế quản ác tính…
Thuốc bào chế dưới dạng tiêm hàm lượng 0,1 mg/ml (0,1:1000), 1 mg/ml (1:1000) liều dùng người lớn: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 0,3-0,5 ml dung dịch tỷ lệ 1:1000.
Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: đau đầu, người mệt mỏi, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng, tăng huyết áp, hồi hộp, run, lo âu, chóng mặt, tăng tiết nước bọt…
Một số sản phẩm có chứa hoạt chất Epinephrin (adrenalin):
Adrenalin - Thuốc chống dị ứng dạng tiêm
Thuốc Chlorpheniramin
Chlorpheniramin là thuốc đối kháng thụ thể H1 histamin có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, thuốc giúp làm giảm các triệu chứng như mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch.
Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm10 mg/ml (tiêm bắp, tĩnh mạch, dưới da), 100 mg/ml (chỉ dùng cho tiêm bắp và dưới da). Thuốc dùng tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm trong vòng 1 phút.
Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm: ngủ từ nhẹ đến sâu, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng…
Một số sản phẩm có chứa Chlorpheniramin:
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng
Thuốc chống dị ứng mề đay chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải bất cứ các dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám
Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh là cần thiết tuy nhiên cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là một số các loại thuốc chống dị ứng dạng tiêm được liệt kê giúp bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Tham khảo thêm một số các bài viết sau: