Thuốc chống co giật dạng uống

        Thuốc chống co giật là nhóm thuốc đa dạng có tác dụng điều trị động kinh co giật, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, thậm chí có suy nghĩ hành động tự sát, làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống co giật khác nhau, điều quan trọng cần phải lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và giảm các tác dụng phụ. Bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc chống co giật dạng uống.

Thuốc Carbamazepin

Carbamazepin là thuốc được chỉ định trong các trường hợp như điều trị động kinh, co giật cục bộ/cơn cục bộ, giúp giảm đau do dây thần kinh tam thoa hoặc dây thần kinh lưỡi hầu. Ngoài ra thuốc còn dùng điều trị hội chứng cai rượu, điều trị bệnh thần kinh, đái tháo nhạt trung ương…

Thuốc Carbamazepin được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 200mg; viên nhai hàm lượng 100mg, viên giải phóng chậm hàm lượng 100mg/ 200mg/ 400mg; hỗn dịch uống hàm lượng 100mg/ 5ml;

Cách dùng: giai đoạn đầu điều trị với liều 100 - 200mg, dùng 1 - 2 lần/ ngày. Liều được tăng lên dần dần khi đạt được liều đáp ứng tối đa (trong khoảng 400mg, dùng 2 - 3 lần/ ngày).

Một số sản phẩm có chứa Carbamazepin:

Tegretol 200mg - Thuốc chống co giật dạng uống

Tegretol 200mg - Thuốc chống co giật dạng uống

Thuốc chống co giật Gabapentin

Gabapentin là thuốc được chỉ định điều trị trong cơn động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi, sử dụng điều trị đau thần kinh ở người từ 18 tuổi trở lên.

Thuốc được bào chế dưới dạng các viên như viên nang, viên nang cứng, dung dịch uống, viên nén bao phim…

Liều dùng 300mg x1 lần/ngày, ngày thứ 2: 300 mg/lần x2 lần/ngày, ngày thứ 3: 300mg/lần x3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng bao gồm: Mất phối hợp vận động, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, phù, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, khó tiêu, khô miệng, táo bón, tiêu chảy.

Một số sản phẩm có chứa Gabapentin:

Lamotrigine - Thuốc chống co giật dạng uống

Lamotrigine là thuốc chống co giật điều trị các thể động kinh, được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị chứng co giật do động kinh ở cả người lớn và trẻ em. 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 25mg, 50mg, 100mg, 200mg; viên nén nhai/phân tán hàm lượng 2mg, 5mg, 25mg, 100mg.

Tác dụng phụ có thể gây ra bao gồm: phát ban da, nồi mề đay, ngứa, da đỏ, sưng, phồng rộp, bong tróc, thở khò khè, tức ngực hoặc cổ họng khó thở…

Một số sản phẩm có chứa Lamotrigine:

Lamotor 100 - Thuốc chống co giật dạng uống

Lamotor 100 - Thuốc chống co giật dạng uống

Thuốc chống động kinh Levetiracetam

Levetiracetam là thuốc chống động kinh có thể dùng đơn trị liệu để điều trị các cơn động kinh khởi phát cục bộ cho người từ 16 tuổi trở lên, ngoài ra thuốc còn được phối hợp điều trị cơn động kinh khởi phát cục bộ, cơn co giật co cơ, co cứng cơ…

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hàm lượng 250mg và 500mg, với liều dùng 2 lần mỗi ngày vào một thời điểm cố định.

Tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra như viêm mũi họng, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn, lo lắng, mất ngủ…

Một số sản phẩm có chứa Levetiracetam:

Thuốc Oxcarbazepin

Oxcarbazepin là thuốc được sử dụng với các loại thuốc khác trong điều trị rối loạn co giật, thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

Oxcarbazepin được bào chế dưới dạng viên dùng theo chỉ của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể xảy ra như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Một số sản phẩm có chứa Oxcarbazepin:

Thuốc Phenobarbital

Phenobarbital là thuốc chống co giật có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc khác giúp kiểm soát các cơn co giật. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp như điều trị động kinh lớn, động kinh cục bộ, phòng co giật do tái phát sốt ở trẻ, điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh…

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 15mg, 30mg, 60mg, 100mg;

Liều dùng Người lớn uống 60-250mg/ngày. Trẻ em uống 1-6mg/kg/ngày. Cả hai đối tượng đều có thể uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ;

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, mất khả năng điều hòa động tác, lo sợ bồn chồn, bị kích thích, lú lẫn, trầm cảm, loạng choạng…

Ngoài các thuốc chống co giật dạng uống được liệt kê ở trên vẫn một số các thuốc chống co giật khác như Phenytoin, Pregabalin, Topiramat, Valproat natri, Valproat natri + valproic acid, Valproic acid...

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ