Huyết thanh và Globulin miễn dịch
Huyết thanh miễn dịch Globulin có chức năng tương tự như các loại vắc xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại các căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Trong một số trường hợp nguy kịch việc đưa huyết thanh vào cơ thể có thể cứu sống tính mạng của nhiều bệnh nhân.
Khái niệm huyết thanh miễn dịch là gì?
Huyết thanh miễn dịch hay còn gọi là globulin miễn dịch là một lượng kháng thể có nguồn gốc từ người hoặc động vật, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra huyết thanh miễn dịch còn giúp dự phòng, điều trị bệnh và điều trị phối hợp hoặc điều trị thay thế.
Huyết thanh miễn dịch được phân loại theo cách chế tạo và tác dụng:
-
Phân loại theo cách chế tạo: huyết thanh miễn dịch không đặc hiệu, huyết thanh miễn dịch đặc hiệu và huyết thanh miễn dịch tinh chế.
-
Phân loại theo cách tác dụng gồm: huyết thanh kháng vi khuẩn, huyết thanh kháng vi rút, huyết thanh kháng độc tố và huyết thanh đa giá, huyết thanh đơn giá.
Huyết thanh miễn dịch Globulin là gì?
Các nguyên tắc khi sử dụng huyết thanh miễn dịch Globulin
Việc sử dụng huyết thanh miễn dịch có thể cứu sống nhiều bệnh nhân trong các trường hợp nguy kịch là ưu điểm lớn và nổi trội hơn so với các loại vắc xin. Tuy nhiên việc sử dụng huyết thanh miễn dịch cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
-
Huyết thanh miễn dịch phải dùng đúng đối tượng cần
-
Thời gian, liều đường đúng và đủ.
-
Có cách xử lý kịp thời các phản ứng không mong muốn do huyết thanh miễn dịch mang thại
-
Biết phối hợp sử dụng với VX
-
Việc bảo quản huyết thanh phải theo đúng quy định.
Ngoài những nguyên tắc trên thì việc sử dụng huyết thanh cũng phải cần lưu ý một số điểm:
-
Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong việc cung cấp các thông tin tiền sử bệnh
-
Lựa chọn liều lượng phù hợp với các yếu tố như mục đích sử dụng, tuổi tác, cân nặng…
-
Đường truyền tĩnh mạch sẽ chỉ được chỉ định cho các loại huyết thanh có độ tinh chế và chất lượng cao, ít có khả năng gây tác dụng phụ, còn thông thường sẽ dùng đường tiêm bắp.
-
Huyết thanh được sử dụng cho người bệnh cần được đảm bảo, uy tín, an toàn về chất lượng theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế và tổ chức WHO.
-
Bệnh nhân sau khi tiêm huyết thanh cần được theo dõi phản ứng chặt chẽ để phòng ngừa những biến chứng có nguy cơ xảy ra.
-
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị.
Huyết thanh miễn dịch được đưa vào cơ thể ra sao?
Có 2 cách để đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể đó là:
-
Đưa huyết thanh miễn dịch vào bằng đường tiêm bắp
-
Đưa huyết thanh miễn dịch bằng đường tiêm tĩnh mạch. (Không được tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc từ động vật).
Cách đưa huyết thanh miễn dịch Globulin vào cơ thể
Tùy vào độ tuổi và cân nặng của từng bệnh nhân sẽ có các liều dùng khác nhau. Trung bình từ 0,1 -1 ml/kg cân nặng tùy loại huyết thanh và mục đích sử dụng. Liều điều trị thường sẽ cao hơn liều dự phòng.
Việc đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể càng sớm càng tốt
Đối tượng sử dụng được chi làm 3 nhóm khác nhau:
-
Nhóm phòng và điều trị nhiễm trùng bao gồm: Huyết thanh kháng uốn ván (SAT); huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) và huyết thanh kháng dại (SAR),...
-
Nhóm điều hòa miễn dịch bao gồm: các đối tượng có bệnh bạch cầu lympho mạn tính; bệnh thiếu hụt dưới lớp IgG; bệnh giảm bạch cầu trung tính tự miễn…
-
Nhóm điều trị thay thế bao gồm: Điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch tiên phát như giảm gammaglobulin máu tiên phát, thiếu hụt tính đặc hiệu kháng thể, thiếu hụt ái lực kháng thể và điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch thứ phát như trong bệnh BC lympho mạn tính, ghép tủy, đa chấn thương, hội chứng thiếu hụt MD mắc phải.
Huyết thanh miễn dịch Globulin có chứa nhiều thành phần rất tốt cho cơ thể, khi cơ thể có dấu hiệu của sự suy giảm miễn dịch, dị ứng, sẽ được sử dụng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể, đồng thời còn dùng phòng và chữa nhiễm trùng. Ngoài ra một số loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng các bệnh như ho gà, sỏi, uốn với hay ngừa viêm gan B, quai bị, thùy đậu…
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây: