Thuốc chống ngộ độc dạng uống

     Ngộ độc là tình trạng người bệnh bị nhiễm một chất độc nào đó trong quá trình sử dụng, làm việc, hoặc dùng quá liều thuốc hay ngộ độc thực phẩm. Các điều trị ngộ độc như chăm sóc hỗ trợ, than hoạt tính cho ngộ độc qua đường miệng, đôi khi cần dùng thuốc giải độc hoặc lọc máu, một số trường hợp cần rửa dạ dày. Với mỗi cấp độ ngộ độc người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định theo phương pháp giải độc cụ thể. Trong bài viết dưới đây Trường Anh xin giới thiệu đến bạn đọc một số thuốc chống ngộ độc dạng uống.

Thuốc chống ngộ độc Dantrolen

Dantrolen là thuốc trực tiếp giãn cơ vân có tác dụng điều trị triệu chứng, giảm nhẹ tình trạng co cứng cơ mạn tính. 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang uống hàm lượng 25mg, 50mg, 100mg. 

Cách dùng: ở người lớn liều khởi đầu là 25mg/lần/ngày dùng trong 7 ngày, tiếp theo, uống mỗi lần 25mg, 3 lần/ngày, trong 7 ngày; sau đó uống 50mg/lần, 3 lần/ngày, trong 7 ngày; tiếp theo uống 100mg/lần, 3 lần/ngày trong 7 ngày nếu cần thiết.

Tác dụng phụ thuốc thường gặp như buồn ngủ, chóng mặt, yếu cơ, khó chịu toàn thân, mệt mỏi.

Thuốc Calci folinat

Calci folinat là thuốc giải độc các thuốc đối kháng acid folic có tác dụng phòng và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng acid folic, thuốc điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, ngoài ra thuốc còn dùng phối hợp fluorouracil điều trị ung thư đại trực tràng muộn.

Calci folinat được bào chế dưới dạng viên nang hoặc viên nén hàm lượng 5 mg, 10 mg, 15 mg, 25 mg.

Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc như viêm miệng, viêm họng thực quản, ỉa chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, viêm da, giảm bạch cầu…

Một số sản phẩm chứ Calci folinat:

BFS Calcium folinate - Thuốc chống ngộ độc dạng uống

BFS Calcium folinate - Thuốc chống ngộ độc dạng uống

Naltrexon - Thuốc chống ngộ độc dạng uống 

Naltrexon là thuốc đối kháng opiat có tác dụng điều trị củng cố sau cai nghiện opiat, điều trị nghiện rượu, dùng củng cố sau khi đã cai nghiện thành công.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 50mg, liều dùng khởi đầu là 25mg, liều sau có thể tăng lên 50mg/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp có thể xảy ra như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng enzym gan, đau đầu, khó ngủ, lo âu, hồi hộp, mệt mỏi, đau cơ, khớp…

Một số sản phẩm có chứa Naltrexon:

Than hoạt tính

Than hoạt tính được sử dụng điều trị đau bụng do thừa hơi, tiêu chảy, hoặc khó tiêu, làm giảm tình trạng ngứa liên quan đến liệu pháp chạy thận và để điều trị ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều.

Than hoạt tính được bào chế theo các dạng lọng, hỗn dịch, viên nén, viên nhai, bột pha hỗn dịch uống.

Cách dùng: uống 25 - 100g hoặc dùng ống thông dạ dày một lần, liều dùng nhiều lần với liều khởi đầu uống 50-100g.

Tác dụng phụ khi dùng than hoạt tính bao gồm: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Penicilamin

Penicilamin là loại thuốc giải độc kim loại có tác dụng điều trị Wilson (xơ gan do ứ đọng đồng), Cystin niệu, điều trị nhiễm độc kim loại nặng như đồng, thủy ngân, chì và bệnh viêm gan mạn tính tiến triển.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 125mg, 250mg và viên nhộng 125mg, 250mg.

Cách sử dụng ở người lớn 125 - 250mg/24 giờ trong 4 tuần đầu, sau đó tăng liều thêm một lượng bằng liều ban đầu, cứ 4 tuần một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm. Trẻ em 15 - 20mg/kg/24 giờ, liều khởi đầu nên là 2,5 - 5,0mg/kg/24 giờ, tăng dần 4 tuần 1 lần, dùng 3 - 6 tháng.

Tác dụng phụ thường gặp như giảm khẩu vị, ức chế tủy xương, giảm tiểu cầu, bạch cầu, thiếu máu do thiếu sắt, đau thượng vị, buồn nôn, ỉa chảy, viêm miệng…

Một số thuốc chứa thành phần trên: Trolovol

Trolovol - Thuốc chống ngộ độc dạng uống

Trolovol - Thuốc chống ngộ độc dạng uống

Ngoài một số các thuốc chống ngộ độc dạng uống vừa kể trên thì còn một số các loại thuốc khác như Natri nitrit, Pralidoxim, Polystyren, Succimer, Than hoạt + sorbitol…

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ