Thuốc điều trị trĩ

    Trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Điều trị bệnh trĩ có dùng thuốc uống hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh. Có rất nhiều loại thuốc điều trị trĩ hiệu quả được sử dụng. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ có những loại nào?

Bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại. 

  • Trĩ nội là núi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu.

  • Trĩ ngoại là búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lực,  búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Dựa vào sự tiến triển của bệnh trĩ để phân thành các phân độ khác nhau như:

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn

  • Trĩ độ 2: lúc đầu nằm trong ống hậu môn, khi đi cầu rặn búi trĩ thập thò bên ngoài, khi xong búi trĩ tự thụt vào trong.

  • Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm hay làm việc nặng.

  • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Bệnh trĩ - Thuốc điều trị trĩ

Bệnh trĩ - Thuốc điều trị trĩ

Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ?

Bệnh trĩ hiện nay xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi, trong đó nữ giới mắc trĩ nhiều hơn nam giới.

Một số nguyên nhân dẫn đến bị trĩ như:

  • Thường xuyên ngồi, ít vận động có thể nói đến dân văn phòng.

  • Mỗi lần đi cầu đều rặn và ngồi lâu trên bồn cầu

  • Cơ thể béo phì

  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính

  • Chế độ ăn ít rau xanh, ít uống nước, chất xơ

  • Hay ăn đồ cay nóng

  • Phụ nữ mang thai

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn…

Triệu chứng và biến chứng của bệnh trĩ như thế nào?

Triệu chứng của người bị bệnh trĩ thường được biểu hiện như sau:

  • Đi tiêu chảy máu không kèm đau, đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất, sau khi rặn chảy máu thành giọt và tia nặng hơn là ngồi xổm cũng chảy máu.

  • Ngứa hoặc kích thích hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết.

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu

  • Búi trĩ tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau

  • Khó chịu, đau rát hậu môn

Biến chứng của bệnh trĩ rất hiếm những vẫn có thể xảy ra như thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt, tắc mạch, viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe.

Thuốc điều trị trĩ

Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp hoặc phương pháp phẫu thuật cho người bệnh.

Một số thuốc điều trị bệnh trĩ thường dùng hiện nay như :Diosmin, Diosmin + hesperidin, Sorbitol, một số loại gel bôi, hay một số thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh trĩ bằng thảo dược.

Diosmin:

  • Diosmin được chỉ định trong điều trị các triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới, điều trị các triệu chứng trĩ cấp và mãn tính.

  • Thuốc được sử dụng với liều dùng 2 viên/ngày với người bị suy tĩnh mạch mãn tính; cơn trĩ cấp uống 6 viên/ngày trong 4 ngày và trĩ mãn tính uống 2 viên/ngày.

  • Tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, ngứa ngáy, viêm da, ban đỏ, tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Diosmin + hesperidin:

  • Diosmin + hesperidin giúp tăng cường hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ và các chứng suy tĩnh mạch, sản phẩm giúp làm giảm tính thấm mao mạch, tăng trương lực tĩnh mạch…Thuốc uống điều trị các cơn trĩ cấp và bệnh trĩ mạn tính.

  • Thuốc sử dụng liều uống 2 viên chia làm 2 lần uống trưa và tối với người bị suy tĩnh mạch mạn tính; người bị cơn trĩ cấp dùng 4 ngày với liều 3 viên x 2 lần/ngày

  • Tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa hay rối loạn thần kinh…

Một số sản phẩm điều trị bệnh trị:

Diosfort - Thuốc điều trị trĩ

Diosfort - Thuốc điều trị trĩ

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị trĩ người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám…uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, không rặn mạnh khi đi cầu, thường xuyên tập thể dục vận động, tránh ngồi lâu. Cách tốt nhất đề phòng bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, ăn nhiều trái cây rau củ, uống nhiều nước.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ