Thuốc chống rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần hay còn gọi là bệnh tâm thần - là bệnh khá phổ biến, bệnh có thể bắt đầu từ mọi lứa tuổi liên quan đến sức khỏe tâm thần như rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của một người. Hiện nay có rất nhiều nhóm loại thuốc chống rối loạn tâm thần khác nhau, tùy vào từng tình trạng sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và có phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc có chữa khỏi rối loạn tâm thần không?
Việc điều trị bằng các thuốc chữa bệnh tâm thần là phương pháp chủ yếu trong điều trị các bệnh lý tâm thần, tuy nhiên các loại thuốc không thể chữa khỏi được bệnh tâm thần, phần nào sử dụng thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tâm thần, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các triệu chứng của bệnh.
Thực tế mỗi loại thuốc thần kinh có công dụng, mục đích và hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Bên cạnh đó các loại thuốc này đều có các tác dụng phụ nhất định vì thế cần tuân thủ theo đúng quy định, liều lượng, phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh các nguy cơ gây hại của thuốc với cơ thể.
Dùng thuốc chống rối loạn tâm thần có khỏi bệnh không?
Các loại thuốc chống rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần với các biểu hiện như suy nghĩ tiêu cực, sai lầm, ảo tưởng, mất niềm tin hay ảo giác.
Một số thuốc chống loạn thần được sử dụng điều trị các tình trạng này bao gồm các thuốc chống loạn thần thế hệ cũ và thuốc chống loạn thần thế hệ mới.
Thuốc chống loạn thần thế hệ cũ:
-
Cách thức hoạt động bằng cách ức chế thụ thể dopamine 2 (thuốc chẹn dopamine-2).
-
Thuốc chống loạn thần điển hình có thể được phân loại hiệu lực cao, trung bình hoặc thấp.
-
Các thuốc chống loạn thần điển hình gây ra các tác dụng phụ như loạn trương lực, run, rối loạn vận động chậm.
-
Thuốc chống loạn thần thế hệ cũ bao gồm: Benperidol, Clorpromazine, Flupentixol, Fluphenazine, Haloperidol, Levomepromazinec, Pericyazine, Perphenazine, Pimozide, Promazine, Sulpiride, Trifluoperazine, Zuclopenthixol.
-
Một số sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:
Thuốc chống loạn thần thế hệ mới:
-
Hay còn gọi là thuốc chống loạn thần không điển hình chẹn các thụ thể dopamin có tính chọn lọc hơn so với thuốc chống loạn thần điển hình. Thuốc giúp làm giảm khả năng xảy ra các tác dụng tác dụng không mong muốn ngoại tháp (vận động).
-
tác dụng không mong muốn như ngầy ngật, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng cân, tiểu đường loại 2 và tăng tiết nước bọt
-
Một số loại thuốc điều trị loạn thần thế hệ thứ 2 như: Amisulpride, Aripiprazole, Clozapine, Risperidone, Olanzapine, Quetiapine, Paliperidone và Clozapine
-
Một số sản phẩm có chứa các hoạt chất trên:
Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần
Các thuốc chống loạn thần có rất nhiều tác dụng phụ khác nhau, nếu tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh thì nên cân nhắc thay đổi loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Một số các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh hoặc không đều, chóng mặt, giảm hứng thú hoặc khả năng tình dục, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, co thắt cơ bắp, phát ban da…Một số tác dụng phụ nhẹ có thể biến mất sau vài tuần điều trị.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp gặp phải các tác dụng phụ hiếm xảy ra nghiêm trọng như: rối loạn vận động chậm, hội chứng ác tính an thần kinh, mất bạch cầu hạt…
Các thuốc chống loạn thần thế hệ mới dung nạp tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn nên được sử dụng phổ biến.
Tóm lại sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống hơn, bên cạnh đó không nên lạm dụng thuốc và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp các chế độ sinh hoạt, ăn uống tập luyện và tâm lý phải thoải mái.