Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội và nhịp sống hối hả hàng ngày. Hiện tượng mắc các bệnh liên quan đến Trầm cảm cũng ngày càng gia tăng kéo theo đó là vô vàn các di biến chứng tiêu cực của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống mọi người. Các loại thuốc Chống trầm cảm ra đời nhằm phòng ngừa, điều trị hoặc làm giảm tác động của bệnh ảnh hưởng đến bệnh nhân. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về Tổng quan về Thuốc Chống trầm cảm!
1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về trầm cảm và thuốc chống trầm cảm
- Trầm cảm là một trạng thái tâm thần bệnh lý, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Ba rối loạn cơ bản của trầm cảm là giảm khí sắc, giảm hoạt động và giảm hứng thú. Các triệu chứng trầm cảm gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm tự tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan về tương lai, có ý tưởng hay hành vi tự sát...
- Thuốc chống trầm cảm làm mất các tình trạng u sầu, buồn chán, thất vọng... lập lại cân bằng về tâm thần.
1.2. Cơ chế tác dụng - phân loại thuốc chống trầm cảm
Dựa theo cơ chế tác dụng, chia thuốc chống trầm cảm thành 4 nhóm (bảng 1).

Bảng 1. Phân loại thuốc chống trầm cảm theo cơ chế tác dụng
2. THUỐC ỨC CHẾ MONOAMIN OXYDASE (IMAO)
2.1. IMAO không chọn lọc
- Dược động học: Các thuốc đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nhưng tác dụng chống trầm cảm cũng chỉ có sau 1- 2 tuần dùng thuốc. Chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa còn hoạt tính. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
- Tác dụng và cơ chế
- Enzym MAO có nhiều trong ty thể ở não (MAOJ và ở các mô như gan, ruột, phổi, mạch máu... (MAOB). MAO là enzym quan trọng tham gia vào chuyển hóa và làm mất hoạt tính của các chất trung gian hóa học có bản chất là các monoamin như: noradrenalin, serotonin, dopamin.
- Thuốc IMAO không chọn lọc có tác dụng ức chế cả MAOA và MAOB làm tăng các chất trung gian hóa học ở cả trung ương và ngoại vi. Vì vậy, gây nhiều tác dụng không mong muốn.
- Trên tâm thần: thuốc có tác dụng chống trầm cảm. Khác với thuốc chống trầm cảm ba vòng, IMAO không chọn lọc gây tăng vận động và gây sảng khoái ở người bình thường.
- Các tác dụng khác (không được áp dụng trong điều trị):
- Giãn mạch, hạ huyết áp.
- Giảm sử dụng oxy, chống cơn đau thắt ngực.
- Chỉ định
- Các trạng thái trầm cảm.
- Tác dụng không mong muốn
- So vối các nhóm thuốc chống trầm cảm khác, các thuốc IMAO gây tác dụng không mong muốn nhiều và nặng hơn nên ngày nay ít dùng.
- Thuốc thường gây kích thích, mất ngủ, thao cuồng, lú lẫn, ảo giác, run cơ, co giật, hạ huyết áp thế đứng.
- Gây viêm gan, tổn thương tế bào gan.
- Gây tương tác với nhiều loại thuốc, thức ăn và đồ uống nên dễ gây độc với cơ thể. Vì vậy, khi dùng các thuốc IMAO phải rất thận trọng về chế độ ăn uống.
- Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy gan.
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh động kinh.
- Tương tác thuốc
- Không phối hợp các thuốc IMAO với nhau, không phối hợp các thuốc IMAO với thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc cường giao cảm và thức ân có chứa nhiều tyramin (phomat, chuối, rượu vang đỏ).
- Với thuốc chống trầm cảm ba vòng: gây tăng kích động, co giật.
- Với thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc thu hồi serotonin: dễ gây hội chứng serotonin (biểu hiện: tiêu chảy, tim đập nhanh, vã mồ hôi, run rẩy, lú lẫn, hôn mê).
- Với thuốc cường a- adrenergic và cường giao cảm gián tiếp: gây tăng huyết áp kịch phát, sốt cao, có thể tử vong.
- Với rượu: gây đau đầu, buồn nôn.
- Với thức ăn có chứa tyramin: gây tăng huyết áp đột ngột...
- Các thuốc trong nhóm
- Điền hình có phenelzin, isocarboxazid và tranylcypromin.
- Các thuốc chống trầm cảm IMAO không chọn lọc có nhiều độc tính và tương tác vối nhiều thuốc cũng như thức ăn, nên ngày nay ít dùng.
2.2. IMAO chọn lọc
- Là các thuốc ức chế chọn lọc MAOA ở não, có tác dụng chống trầm cảm tương tự loại ức chế không chọn lọc. Thuốc không tác dụng trên MAOB ở ngoại vi, tổ chức, vì vậy ít tác dụng không mong muốn và độc tính hơn nhóm ức chế không chọn lọc.
- Hai thuốc IMAO chọn lọc thông dụng là toloxaton và moclobemid, có tác dụng tương tự nhau, được chỉ định trong các trạng thái trầm cảm, chứng loạn tâm thần, vô cảm.
- Thuốc không được dùng khi thao cuồng, hoang tưởng và không phối hợp với nhóm IMAO không chọn lọc.
- Liều dùng:
- Toloxaton: 200mg X 3 lần/24h. Viên-nang 200mg.
- Moclobemid: 300- 600mg/ 24h. Viên nén 150mg.

Thuốc Chống trầm cảm được chia thành nhiều dạng
3. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM BA VÒNG
- Dược động học
- Thuốc hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 3-4 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Liên kết với protein huyết tương trên 90%, phân bổ nhanh vào các tổ chức gan, não, thận. Chuyển hóa ở gan tạo thành các chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn chất mẹ. Thời gian bán thải từ 15-50 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
- Tác dụng và cơ chế
- Trên tâm thần: thuốc có tác dụng chống trầm cảm, làm mất các trạng thái u sầu, buồn chán, thất vọng, tăng cường hoạt động tâm thần, có tác dụng tốt với các dạng tâm thần vận động, rối loạn giấc ngủ, kém ăn, giảm cân. Tác dụng thường xuất hiện chậm (sau 1- 2 tuần dùng thuốc) và kéo dài.
- Cơ chế:
- Trầm cảm là do thiếu hụt noradrenalin, serotonin, dopamin hoặc tiền chất của các catecholamin là phenyletylamin ở trung ương.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin về các hạt dự trữ ở ngọn dây thần kinh, làm tăng nồng độ các chất này ở khe synap, làm tầng phản ứng với receptor ở màng sau synap nên có tác dụng chống trầm cảm.
- Ngoài ra, thuốc còn kháng cholinergic ở trung ương và ngoại vi gây các tác dụng sau:
- Trên thần kinh trung ương: phần lớn các thuốc có tác dụng an thần từ nhẹ đến mạnh (trừ protriptylin). Tuy nhiên, tác dụng an thần của thuốc giảm dần khi dùng liên tục.
- Trên thần kinh thực vật:
- Hệ giao cảm: liều thấp, thuốc ức chế thu hồi noradrenalin, gây kích thích giao cảm, làm tăng hoạt động của tim, tăng huyết áp. Liều cao, thuốc gây hủy a-adrenergic làm giảm lưu lượng tim, giãn mạch, hạ huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng chống loạn nhịp.
- Hệ phó giao cảm: thuốc ức chế hệ muscarinic giông atropin, gây giãn đồng tử, giảm tiết dịch.
- Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng histamin nhẹ.
- Chỉ định
- Trạng thái trầm cảm các loại (nội và ngoại sinh).
- Đau do nguyên nhân thần kinh.
- Đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.
- Tác dụng không mong muốn
- Gây rối loạn thần kinh và tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, ác mộng, lo lắng, lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất ngủ, mất thăng bằng, run, co giật... thường gặp khi mới điều trị.
- Trên thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, táo bón...
- Chuyển hóa: thèm ăn, ăn vô độ, tăng cân.
- Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục...
- Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Hoang tưởng, ảo giác.
- Rối loạn tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Động kinh.
- Bệnh glaucom.
- Người nghiện rượu và người cao tuổi.
- Tương tác thuốc
- Với các thuốc IMAO: làm tàng tác dụng tăng huyết áp, sốt cao, hoang tưởng, co giật, hôn mê. Vì vậy, không được phối hợp 2 thuốc này với nhau. Nếu cần đổi sang điều trị bằng thuốc IMAO thì phải ngừng thuốc chống trầm cảm loại ba vòng ít nhất là 2 tuần.
- Với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương: gây tăng tác dụng an thần, gây ngủ, nên phải thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc.
- Với các thuốc cường giao cảm: gây tăng huyết áp kịch phát kèm theo rối loạn nhịp tim.
- Với các thuốc cường giao cảm gián tiếp: giảm hoặc mất tác dụng của các thuốc này.
- Với các thuốc kháng cholinergic, kháng histamin H1, thuốc điều trị Parkinson dễ gây tăng tác dụng hủy muscarinic (táo bón, khô miệng, bí tiểu...).
- Các thuốc trong nhóm
- Amitriptylin, imipramin, nortriptylin, trimipramin, desipramin... đều có tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và tương tác thuốc tương tự nhau, chỉ khác nhau về cường độ tác dụng và liều dùng (xem bảng 2).

Trầm cảm là biểu hiện bệnh lý ức chế thần kinh đáng lo ngại..
4. THUỐC ỨC CHẾ CHỌN LỌC THU HỒI SEROTONIN
Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin là nhóm thuốc mối, có cơ chế tác dụng là ức chế chọn lọc sự thu hồi serotonin, không ảnh hưởng tới các receptor khác. Vì vậy, thuốc ít gây tác dụng không mong muốn trên tim mạch và ít gây kháng cholinergic.
4.1. Fluoxetin
- Dược động học
- Fluoxetin hap thu được qua đường tiêu hóa. Với liều điều trị, nồng độ thuốc trong huyết tương duy trì ổn định sau vài tuần. Thuốc chuyển hóa ở gan tạo ra noriluoxetin có hoạt tính và thời gian bán thải dài hơn chất mẹ (thời gian của fluoxetin là 7- 9 ngày còn noriluoxetin là 10- 30 ngày). Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
- Fluoxetin là chất gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở cytocrom P450 của nhiều thuốc, như thuốc chống động kinh, chống loạn nhịp và các thuốc chống trầm cảm khác...
- Tác dụng
- Fluoxetin và các thuốc tương tự có tác dụng ức chế chọn lọc thu hồi serotonin về ngọn sợi thần kinh, gây hoạt hóa tâm thần nên có tác dụng chống trầm cảm. Tác dụng chống trầm cảm của thuốc tương tự nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên, do thuốc không ức chế adrenergic, hầu như không kháng cholineric nên ít gây tác dụng không mong muốn trên tim, mạch và huyết áp hơn thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc IMAO. Thuốc ít gây tương tác với thức ăn, đồ uống và độc tính cấp thường nhẹ. Vì vậy, hiện nay nhóm thuốc này hay được sử dụng hơn.
- Chỉ định
- Các trạng thái trầm cảm.
- Các trạng thái rối loạn tâm thần (rối loạn giấc ngủ, cơn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ăn uống).
- Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp là buồn nôn, chán ăn và mất ngủ.
- Khi phối hợp với thuốc IMAO có thể gây hội chứng serotonin.
- Ngoài ra, thuốc còn gây tăng tỷ lệ tự sát, hành vi bạo lực ở bệnh nhân dùng thuốc. Vì vậy, trong khi điều trị phải giám sát chặt chẽ bệnh nhân.
4.2. Các thuốc khác
- Fluvoxamin, paroxetin, sertralin tương tự uoxetin (xem bảng 2).
5. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM KHÁC
Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng chống trầm cảm nhưng có cơ chế tác dụng và một số đặc điểm tác dụng khác nhau. Các chất điển hình được tóm tắt trong bảng 2.
Bảng 2. Tóm tắt tác dụng và liều dùng của thuốc chống trầm cảm

(0): Không có tác dụng; (+). Tác dụng nhẹ; (++): Tác dụng trung bình; (+++): Tác dụng mạnh; (?): Không rõ.
Trên đây là Tổng quan về Thuốc Chống trầm cảm và các cơ chế tác dụng của từng loại thuốc. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp được phần nào cho các bạn hiểu thêm về Thuốc Chống trầm cảm cũng như các vấn đề liên quan khác. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Tài liệu tham khảo:
- Dược Lý học (tập 1) - Đại học Dược Hà Nội
- PGS.TS. Mai Tất Tố - TS. Vũ Thị Trâm